Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 04/03/2023 10:08 (GMT+7)

Làm rõ việc thoái vốn nhà nước tại Công ty tài chính cổ phần xi măng

Theo dõi GĐ&PL trên

Hoạt động thoái vốn tại Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) đang có nhiều thông tin trái chiều cần làm rõ, đặc biệt là quá trình hoạt động của CFC gắn với từng thời kỳ của người đứng đầu doanh nghiệp, làm rõ trách nhiệm của những cá nhân trong công tác quản lý của CFC nếu để xảy ra mất vốn Nhà nước.

tm-img-alt

Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) được thành lập theo quyết định 142/GP-NHNN ngày 29/5/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103025068 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 02/06/2008 và ngày 5/9/2008 công ty khai trương hoạt động.

Tới ngày 24/4/2008, các cổ đông đã góp đủ 300 tỷ Việt Nam đồng vốn điều lệ với cơ cấu cổ đông như sau: Cổ đông sáng lập góp vốn 61,5%, Tổng Công ty xi măng Việt Nam 39,7 %, Tổng Công ty thép Việt Nam 10,4%; Ngân hàng Vietcombank 10,9%; Cổ đông pháp nhân và cổ đông thể nhân 39%. Ngày 24/6/2010, CFC được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn lên 604 tỷ Việt Nam đồng với cơ cấu cổ đông như sau: Cổ đông sáng lập góp vốn 61,5%, Tổng Công ty xi măng Việt Nam 40,0%, Tổng Công ty thép Việt Nam 10.5%; Ngân hàng Vietcombank 11,0%; Cổ đông pháp nhân và cổ đông thể nhân 38,5%. Ngoài ra đến 31/8/2011, CFC có thêm 3 khoản đầu tư góp vốn với giá trị là 21,109 tỷ Việt Nam đồng, chiếm 3,4% vốn điều lệ bao gồm: Công ty CP KS và vật liệu Long Phú Sơn; Công ty CP MCM; Công ty CP thép tấm lá Thống Nhất.

Kết quả hoạt động, kinh doanh của CFC từ 06/2008 đến 30/09/2011, mặc dù kinh tế đất nước gặp khó khăn song CFC đã đạt được những kết quả khả quan, có lợi nhuận. Việc ký kết các hợp đồng tín dụng là tuân thủ Nghị quyết của Hội đồng quản trị và các quy định của pháp luật.

Làm rõ việc thoái vốn nhà nước tại Công ty tài chính cổ phần xi măng ảnh 1
Bảng báo cáo tài chính CFC giai đoạn từ tháng 06/2008 đến 30/09/2011.

Cuối năm 2009, Công ty CP thiết bị y tế Ung thư (Med-Aid) là pháp nhân độc lập hoạt động trong lĩnh vực y tế đề nghị CFC hợp tác đầu tư và xin cấp tín dụng đối với dự án Trung tâm điều trị ung thư (Bệnh viện Nhân dân 115). Công ty CP thiết bị y tế Ung thư (Med-Aid) đã có hợp đồng liên doanh số 1888/HĐLD TBYT-115 ký ngày 04/09/2009 với Bệnh viện Nhân dân 115, thành lập Trung tâm chuẩn đoán bệnh ung thư với nhiều thiết bị máy móc được đánh giá lớn thứ 2 tại TP.Hồ Chí Minh thời điểm lúc đó.

Sau khi nghiên cứu cụ thể, tính toán các phương án kinh tế, Hội đồng quản trị CFC đã ra Nghị quyết số 03/CFC/NQ-HĐQT ngày 05/10/2009, thỏa thuận giữa Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) và Công ty CP thiết bị y tế Ung thư (Med-Aid) thành lập một pháp nhân mới là Công ty CP Med-Aid Công Minh (viết tắt là MCM) để thực hiện dự án nói trên.

Ngày 17/11/2009, Công ty MCM được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh được Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 17/11/2009. Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Đặng Hữu Phúc, đại diện của Công ty CP thiết bị y tế Ung thư; Tổng giám đốc là ông Phạm Kiến Phương hiện đang là Phó Tổng giám đốc CFC; vốn điều lệ dự kiến là 50 tỷ Việt Nam đồng. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, CFC chỉ được góp tối đa 11% vốn điều lệ của MCM. Do vậy, Công ty MCM phải có phương án huy động các nguồn vốn khác.

Căn cứ báo cáo thẩm định và hồ sơ đề nghị vay, CFC và MCM đã ký kết Hợp đồng hạn mức tín dụng số 24/2010/TDH/CFC-MCM ngày 31/8/2010 với tổng hạn mức tín dụng tối đa là 80 tỷ Việt Nam đồng. Việc cấp tín dụng cho MCM căn cứ theo quy chế cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 72/CFC/QĐ-HĐQT ngày 1/10/2008 của Hội đồng quản trị công ty.

Hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay số 24/2010/TCTCVV/CFC-MCM ngày 31/08/2010 với mục đích khoản vay, tài trợ cho dự án Trung tâm ung bướu và Y học hạt nhân Bệnh viện Nhân dân 115 – TP.Hồ Chí Minh. Tổng số tiền CFC đã giải ngân dự án từ 01/09/2010 đến 01/09/2011 là 73,98 tỷ Việt Nam đồng, trong đó ông Bùi Hồng Minh ký duyệt 08 khế ước với tổng giá trị là 69,16 tỷ Việt Nam đồng, bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó Tổng giám đốc ký 3 khế ước với giá trị 4,825 tỷ Việt Nam đồng. Khế ước cuối cùng của CFC, bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó Tổng giám đốc ký ngày 01/01/2013 là khế ước lãi nhập gốc, đưa giá trị khoản vay lên 93,6 tỷ Việt Nam đồng.

Hợp đồng hạn mức tín dụng số 24/2010/TDH/CFC-MCM ngày 31/08/2010 với tổng hạn mức là 80 tỷ đồng, thực tế giải ngân là 73,989 tỷ đồng. Một số nội dung cơ bản của hợp đồng: Lãi suất cho vay do CFC quyết định cụ thể theo từng thời điểm vay, thời gian ân hạn gốc đến hết năm 2011, lãi trong thời gian ân hạn gốc được nhập gốc đến hết ngày 27/03/2011, lãi sau thời gian ân hạn được trả định kỳ 03 tháng 1 lần, kỳ thu lãi đầu tiên vào ngày 25/06/2011.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã kiểm tra hồ sơ tín dụng của khoản vay tại thời điểm 30/11/2011, theo kết luận tại văn bản số 509/KL-TTGSNH1 ngày 14/03/2012, kỳ lãi đầu tiên vào ngày 25/06/2011 đã được MCM trả đầy đủ.

Làm rõ việc thoái vốn nhà nước tại Công ty tài chính cổ phần xi măng ảnh 2
Đại hội Đồng cổ đông thường niên Công ty tài chính cổ phần xi măng (ảnh tư liệu).

Tháng 8/2011, ông Bùi Hồng Minh được điều động công tác về Công ty CP xi măng Bỉm Sơn. Sau đó hơn 1 năm ông Lê Văn Chung cũng thôi chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty này. Tiếp theo đó, ông Lê Nam Khánh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị từ tháng 5/2012 đến 4/2016, lúc này bà Nguyễn Thị Thanh Hà làm Quyền Tổng giám đốc rồi Tổng giám đốc công ty từ tháng 09/2011 đến 04/2017.

Ngày 24/06/2010, Ngân hàng Nhà nước cho phép CFC tăng vốn lên 604 tỷ Việt Nam đồng, Vicem đã góp 240 tỷ Việt Nam đồng, chiếm tỷ lệ 39,7 % vốn điều lệ.

Năm 2015, được sự cho phép của Bộ Xây dựng tại Văn bản số 1840/BXD-QLDN ngày 19/8/2015, Vicem đã thoái vốn lần 1 với giá trị vốn góp là 144,92 tỷ đồng tương ứng với 14.926.000 cổ phiếu; Giá bán là 11.100 đồng/cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng) thu về tổng giá trị 165,68 tỷ đồng tăng 11,1 % so với vốn đầu tư ban đầu.

Giai đoạn từ tháng 05/2012 - 04/2016, ông Lê Nam Khánh – Chủ tịch Hội đồng quản trị CFC chịu trách nhiệm chỉ đạo và quyết định việc thoái vốn của CFC.

Ngày 17/05/2022, Hội đồng thành viên Vicem đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng cho phép thoái toàn bộ phần vốn của Vicem tại CFC (nay là VietCredit). Theo đó, số lượng cổ phần Vicem đang nắm giữ là 10.034.732 cổ phần (tương ứng 100,34 tỷ đồng góp của Vicem); Số lượng cổ phần thực hiện chuyển nhượng là 10.034.732 cổ phần; Giá khởi điểm không thấp hơn 64.026 đồng/01 cổ phần, đây là giá trị theo định giá công ty tại Chứng thư thẩm định giá số 0219/2022/ĐG-AC ngày 24/2/2022 do Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán quốc tế ban hành.

Ngày 28/6/2022, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 2332/BXD - QLDN chấp thuận chủ trương chuyển nhượng vốn đầu tư của Vicem tại CFC theo đề nghị của Vicem. Ngày 26/7/2022, Ngân hàng Nhà nước đã có Văn bản số 5139/NHNN-TTGSNH chấp thuận việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của CFC do Vicem sở hữu theo đề nghị của CFC. Vicem thực hiện các thủ tục để thoái phần vốn của Vicem tại CFC theo phương pháp đấu giá công khai, thông thường tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Vicem thoái vốn tại CFC không được thấp hơn giá khởi điểm, thu về ít nhất 642,48 tỷ đồng.

Sau khi thoái toàn bộ vốn tại CFC, Vicem dự kiến thu về không thấp hơn 808,16 tỷ đồng (165,68 tỷ đồng + 642,48 tỷ đồng) sẽ cao gấp 3,2 lần số vốn 258 tỷ đồng mà Vicem đã đầu tư vào CFC. Như vậy sau gần 14 năm hoạt động, vốn Nhà nước của Vicem đầu tư tại CFC bảo toàn và phát triển vốn với hiệu quả cao.

Tuy nhiên đến nay việc thoái vốn của CFC vẫn chưa hoàn thành. Theo quy định, trách nhiệm thuộc về ông Lê Nam Khánh, đương kim Tổng giám đốc Vicem

Như vậy, có thể thấy, các tài liệu của CFC ghi nhận, giai đoạn ông Bùi Hồng Minh làm Tổng giám đốc tại công ty này hoạt động có hiệu quả, cụ thể là có lợi nhuận. Việc ký kết các hợp đồng tín dụng là tuân thủ Nghị quyết của Hội đồng quản trị và các quy định của pháp luật. Nếu những vấn đề trong việc thoái vốn, thực hiện hợp đồng những năm tiếp theo thì người chịu trách nhiệm theo quy định của Luật doanh nghiệp thuộc về ông Lê Nam Khánh – Chủ tịch Hội đồng quản trị và bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Tổng giám đốc công ty và những người đứng đầu tiếp theo.

Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Được huy động vốn, hoạt động tín dụng, góp vốn mua cổ phần, đầu tư trái phiếu, tham gia vào thị trường tiền tệ và các hoạt động khác như: Nhận tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở lên, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; cho vay ủy thác của Chính phủ, triết khấu, tái triết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị được quy định tại giấy phép thành lập và các hoạt động khác theo giấy phép số 142/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 29/5/2008. Đây là một công ty do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký thành lập và hoạt động tuân thủ theo pháp luật và giấy phép hoạt động.

Cùng chuyên mục

Cát Tường Group: Nợ thuế tăng mạnh, hàng tồn kho phình to
Tính đến thời điểm cuối năm 2022, nợ phải trả Cát Tường Group đạt 1.933 tỉ đồng, tăng thêm 679% so với hồi đầu năm. Đáng chú ý khi Cát tường Group đã phát sinh khoảng 1.436 tỉ đồng nợ vay tài chính, trong khi hồi đầu năm không ghi nhận.

Tin mới