Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 29/05/2024 07:25 (GMT+7)

Kỳ dị bộ tộc xem rắn là thú cưng, ăn ngủ chơi đùa với rắn độc không lo bị cắn nhờ phương thức bí truyền

Theo dõi GĐ&PL trên

Những con rắn hổ mang hoang dã, cực độc và hung dữ nhưng lại trở nên hiền lành khi ở cùng người dân bộ tộc này.

Rắn hổ mang là động vật bò sát nguy hiểm, chúng có vũ khí sinh học rất lợi hại như răng nanh và nọc độc khiến con người phải sợ hãi tránh xa. Nguy hiểm là vậy, song trên thế giới vẫn có một bộ tộc lại xem loài vật này như "thú cưng", ăn - ngủ - chơi, đùa lúc nào cũng quấn quýt bên nhau.

Bộ tộc kể trên tên là Vadi, có khoảng 600 người, sống du mục khắp nơi. Theo Daily Mail, toàn bộ trẻ em của bộ tộc này làm quen với rắn hổ mang từ năm 2 tuổi.

Kỳ dị bộ tộc xem rắn là thú cưng, ăn ngủ chơi đùa với rắn độc không lo bị cắn nhờ phương thức bí truyền Ảnh 1

Những con rắn hổ mang hoang dã, cực độc và hung dữ nhưng lại trở nên hiền lành, thậm chí bị người dân tộc Vadi thôi miên, sai bảo. Thôi miên rắn không chỉ là tập tục lạ lùng, độc đáo trong đời sống tinh thần của người Vadi mà còn là cách để họ thích nghi với việc thay đổi môi trường sống liên tục. Người dân Vadi quan niệm rằng, vì họ không bao giờ ở lại một nơi nào quá 6 tháng, nên phải tập làm quen với loài rắn, đặc biệt là rắn hổ mang, nếu muốn sinh tồn.

Với người bình thường, việc đối mặt với những con rắn hổ mang bành thực sự là điều đáng sợ. Tuy nhiên, với bất kỳ đứa trẻ nào ở bộ tộc Vadi, việc ôm ấp, kéo đuôi, vắt con rắn lên vai, quấn quanh cổ, nô đùa, nghịch ngợm cùng những con rắn là điều rất đỗi quen thuộc. Du khách đến ngôi làng nơi bộ tộc Vadi sinh sống sẽ gặp cảnh những em bé khoác rắn trên cổ, bê rắn đi chơi. Được biết, để trẻ nhỏ có thể vô tư chơi đùa với các loài rắn độc từ nhỏ, người lớn đã cho chúng ăn một loại lá cây có tác dụng vô hiệu hóa nọc độc.

Kỳ dị bộ tộc xem rắn là thú cưng, ăn ngủ chơi đùa với rắn độc không lo bị cắn nhờ phương thức bí truyền Ảnh 2

Ngoài việc thôi miên rắn để sinh tồn, mua vui, kiếm tiền, người dân Vadi còn dùng đó là thước đo đánh giá sự trưởng thành của một đứa trẻ. Mới chập chững biết đi, trẻ em Vadi đã làm quen với các loài rắn. Chúng ăn, ngủ, chơi và được dạy cách thôi miên rắn độc. Các bé trai học cách biểu diễn với con rắn cùng cây sáo, trong khi bé gái được dạy cách chăm sóc và nuôi dưỡng chúng.

"Việc huấn luyện rắn bắt đầu từ lúc 2 tuổi, sau đó, những đứa trẻ sẽ được dạy cách dụ rắn cho đến khi chúng sẵn sàng đảm nhận những vai trò trong cộng đồng", một "huấn luyện viên" thôi miên rắn cho biết.

Kỳ dị bộ tộc xem rắn là thú cưng, ăn ngủ chơi đùa với rắn độc không lo bị cắn nhờ phương thức bí truyền Ảnh 3

Đến năm 12 tuổi, những đứa trẻ đã có thể biết mọi kiến thức về rắn và kỹ năng thôi miên rắn. Đứa trẻ nào có khả năng thôi miên hay kỹ năng chăm sóc rắn kỹ lưỡng hơn được đánh giá là trưởng thành hơn.

Người Vadi rất coi trọng loài rắn. Mặc dù họ bắt rắn từ tự nhiên để thuần hóa, song họ chỉ giữ rắn bên mình không quá 7 tháng. Họ quan niệm rằng, nếu giữ rắn quá 7 tháng, chúng sẽ tìm mọi cách làm hại con người.

Từ năm 1991 đến nay, chính quyền Ấn Độ đã ra lệnh cấm việc thôi miên rắn. Tuy nhiên bộ tộc Vadi kiên quyết không từ bỏ phong tục truyền thống đã có từ hàng ngàn năm của mình. Các thành viên trong bộ tộc luôn tự hào về mối quan hệ bí ẩn giữa họ và loài rắn hổ mang và mong muốn truyền thống này sẽ được con cháu người Vadi gìn giữ đến muôn đời sau.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bác sĩ Vũ Trọng Quỳnh: Phần quà ý nghĩa luôn là nguồn động viên khích lệ rất lớn đối với những hoàn cảnh khó khăn
Nhiều năm trở lại đây, đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên trong những việc làm từ thiện nhằm chung tay giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… vươn lên trong cuộc sống, CLB Thiện nguyện Thái Nguyên đã và đang có nhiều đóng góp tích cực cho công tác nhân đạo, từ thiện.
Cấp lại giấy phép lái xe quá hạn có phải thi sát hạch lại?
Thời hạn của Giấy phép lái xe (GPLX) được ghi trên GPLX. Trước khi hết thời hạn sử dụng, người có GPLX phải thực hiện đi cấp đổi GPLX. Trường hợp quá hạn đổi sẽ xử lý theo quy định tại điểm a khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT ngày 31/3/2024 sửa đổi khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017.
Cảnh giác lừa đảo mạo danh Công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo
Thống kê trong 5 tuần vừa qua (từ 14/10 đến 17/11), tổng đài số 156/5656 do VNCERT/CC vận hành đã tiếp nhận hơn 21.800 phản ánh của người dùng về các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo. Trong số này, mạo danh Công an yêu cầu tải, cài ứng dụng định danh điện tử VNeID giả mạo là một trong những trò lừa đảo được người dân thông tin nhiều nhất.