Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 27/02/2023 12:11 (GMT+7)

Kiến nghị miễn visa cho khách quốc tế để khôi phục hàng không và du lịch

Theo dõi GĐ&PL trên

Các doanh nghiệp hàng không và du lịch trong nước mong muốn Chính phủ có chính sách thị thực (visa) với khách du lịch quốc tế cởi mở hơn, đề xuất miễn visa du lịch từ 15 ngày lên 30 ngày như hiện nay.

tm-img-alt

Tại buổi Tọa đàm “Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt" do Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) tổ chức mới đây, đại diện các doanh nghiệp hàng không và du lịch cho rằng, trong bối cảnh còn nhiều rủi ro bất định (dịch bệnh, địa chính trị, du lịch quốc tế phục hồi chậm, giá nhiên liệu và lãi suất còn cao…), các hãng bay Việt vẫn đối diện với nhiều khó khăn thách thức và tiếp tục hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó kiến nghị cho tăng trần giá vé máy bay nội địa, tiến tới bỏ khung giá này trong luật và mong muốn Chính phủ có chính sách thị thực (visa) với khách du lịch quốc tế cởi mở hơn.

Các doanh nghiệp hàng không và du lịch trong nước mong muốn Chính phủ có chính sách thị thực (visa) với khách du lịch quốc tế cởi mở hơn, đề xuất miễn visa du lịch từ 15 ngày lên 30 ngày như hiện nay

Ông Nguyễn Mạnh Quân, Tổng giám đốc Bamboo Airways cho biết dù Việt Nam đã mở cửa giao thương từ tháng 3/2022 nhưng thực sự không đạt được các chỉ số phục hồi như kỳ vọng về du lịch và hàng không.

Ông Quân chỉ ra nguyên nhân các thị trường hàng không truyền thống đi/đến Việt Nam đều chưa mở cửa hoặc mở cửa rất thận trọng như Trung Quốc, Nhật Bản (người dân e ngại đi du lịch nước ngoài, chọn đi trong nước vì lý do an toàn và xuất phát yếu tố thu nhập)… Trong khi doanh thu từ thị trường hàng không từ Trung Quốc chiếm 30% tổng thị trường vẫn đang đóng băng.

“Việt Nam rất may mắn vì có thị trường nội địa, đã hỗ trợ rất nhiều cho các hãng bay. Việc hãng hàng không có đường bay để khai thác đã là tốt, huống chi đạt con số bằng hoặc vượt so với 2019”, ông Quân chia sẻ.

Theo ông Trịnh Ngọc Thành, Phó Tổng giám Vietnam Airlines, báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho thấy, tốc độ phục hồi hàng không giữa các khu vực không đồng đều, riêng châu Á-Thái Bình Dương là chậm nhất so với các khu vực khác. Dự kiến lạc quan thị trường hàng không cuối 2024 mới phục hồi so với trước dịch (năm 2019).

Trong khi đó, ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) cho rằng, dù hàng không Việt Nam có nhiều khó khăn và phải đối mặt với những thách thức lớn, nhưng vẫn có những cơ hội đáng kể để phục hồi và phát triển khi có thị trường nội địa có tiềm năng và có cơ hội khai thác những thị trường quốc tế có dung lượng lớn.

“Khi hàng không quốc tế chậm phục hồi, hàng không Việt Nam có cơ hội khai thác thị trường trong nước như một bước đệm, giai đoạn ‘chạy đà’ trở lại để mau chóng phục hồi các hoạt động trên thị trường quốc tế khi các giãn cách được xóa bỏ,” ông Nề nhận định.

Ông Cấn Văn Lực, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, việc mở lại thị trường vận tải hàng không năm 2022 đã giúp doanh thu vận tải hành khách phục hồi nhanh chóng, tuy nhiên, tốc độ phục hồi ngành hàng không còn phụ thuộc vào mức độ và lộ trình mở cửa rộng rãi của Trung Quốc và một số quốc gia khác. Do đó, ông kỳ vọng việc nối lại hoạt động du lịch, đi lại bằng đường hàng không sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu toàn ngành năm 2023.

Đề xuất miễn visa du lịch từ 15 ngày lên 30 ngày

Liên quan tới chính sách visa, TS Cấn Văn Lực cho rằng, khách du lịch quốc tế tới Việt Nam đang phục hồi chậm hơn so với kỳ vọng. Kể cả năm 2023, ngành du lịch cũng chỉ đặt mục tiêu thu hút 8 triệu lượt khách quốc tế, trong khi năm 2019 thu hút 18 triệu lượt.

“Số liệu đó cho thấy, việc khôi phục thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn rất khó khăn. Mở rộng chính sách miễn visa cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là nút thắt then chốt đặt ra hiện nay”, ông Lực nói.

Chuyên gia hàng không và du lịch, TS Lương Hoài Nam kể, khi tình hình dịch Covid-19 dần được kiểm soát, tại nhiều hội nghị về mở cửa đón khách du lịch quốc tế đều đặt kỳ vọng Việt Nam mở sớm để tận dụng cơ hội "để bằng, thậm chí vượt Thái Lan".

Tuy nhiên, ông Nam đánh giá, thực tế rất khác, trước khi xảy ra dịch, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng 1/2 Thái Lan, năm 2022 chỉ bằng 1/3 (3,6 triệu khách so với 10,5 triệu của Thái Lan); mục tiêu cho năm 2023, Việt Nam cũng chỉ đặt ra bằng 1/4 của Thái Lan.

“Tại các hội nghị, các bên đều nhận diện, chính sách miễn visa cho khách du lịch quốc tế là nút cản lớn nhất trong phát triển du lịch Việt Nam, nếu không thay đổi du lịch sẽ khó phục hồi và cạnh tranh với các nước trong khu vực; tuy nhiên thực tế vẫn không mấy thay đổi. Trong khi 70-80% khách du lịch quốc tế đi bằng máy bay, nên du lịch khó, hàng không cũng khó có cơ hội phục hồi”, ông Nam nói.

Lãnh đạo Bamboo Airways cũng đồng tình đề xuất, trước tiên nhà nước nên gỡ chính sách visa cho khách du lịch quốc tế, như kéo dài thời gian miễn visa du lịch từ 15 ngày lên 30 ngày; mở rộng thêm quốc gia được áp dụng chính sách này.

Các đề xuất trước mắt tăng trần giá vé, tiến tới bỏ quy định khung giá vé máy bay nội địa, mở rộng chính sách miễn visa cũng được đại diện các hãng hàng không, chuyên gia kinh tế dự toạ đàm ủng hộ. Tuy nhiên, các chuyên gia đề xuất đi liền với bỏ khung giá vé máy bay phải có các quy định, chế tài để giám sát, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi của người dân.

Kiến nghị về giải pháp để tháo gỡ khó khăn trước mắt cho các doanh nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Quân – Tổng Giám đốc Bamboo Airways nêu ra ba nhóm giải pháp: Nâng cao cạnh tranh điểm đến, hỗ trợ ngành du lịch thông qua chính sách visa; bỏ giá trần trong dài hạn; và điều chỉnh giá trần trong ngắn hạn.

"Giá trần từng giữ vai trò rất quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành hàng không Việt Nam. Nhưng đến nay thì vai trò đó đã được hoàn thành. Các đường bay có từ hai hãng hàng không khai thác trở lên, nên trả về với cơ chế thị trường”, ông Nguyễn Mạnh Quân nêu quan điểm.

Xem xét về yếu tố quyền lợi của người tiêu dùng, lãnh đạo Bamboo Airways khẳng định, việc bỏ hoặc nâng giá trần không ảnh hưởng, vì các hãng có cơ hội xây dựng đa dạng chính sách giá, khiến thị trường phát triển lành mạnh hơn. Xét cho cùng, các hãng không thể bỏ qua quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình xây dựng, cung ứng sản phẩm.

Cùng chuyên mục

Mở màn mùa hè bằng kỷ lục du khách 30/4 và Lễ hội biển, Sầm Sơn "dẫn sóng" du lịch miền Bắc
Chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Sầm Sơn đã đón gần một triệu lượt khách – chiếm hơn một nửa tổng lượng khách đến Thanh Hóa, doanh thu ước đạt gần 2 ngàn tỉ đồng. Những con số “biết nói” này một lần nữa khẳng định vị thế vững chắc của “thủ phủ du lịch biển miền Bắc”.

Tin mới

Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.
Hé lộ “ốc đảo thiên đường” được ví như “Santorini phiên bản Việt” tại Hải Phòng
Isla Bella - viên ngọc lam giữa lòng đô thị đảo nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực Vinhomes Royal Island Vũ Yên (Hải Phòng), đang khiến giới mộ điệu xôn xao. Không chỉ là chốn nghỉ dưỡng phong cách Địa Trung Hải ẩn mình trong sắc xanh thuần khiết, Isla Bella còn được kỳ vọng khai mở “kỷ nguyên nghỉ dưỡng” 365 ngày/năm tại miền Bắc.