Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 17/08/2023 08:15 (GMT+7)

Indonesia “gồng mình” chuẩn bị cho mất mùa và ứng phó với hạn hán do El Nino

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong bối cảnh El Nino quay trở lại, các nhà khoa học tại Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) đưa ra cảnh báo hàng triệu người dân quốc gia này có thể phải đối mặt với nguy cơ hạn hán, thiếu nước sạch, mất mùa cũng như cháy rừng.

Theo hãng tin CNA trích dẫn dữ liệu của chính phủ Indonesia, khoảng 92% diện tích của quốc gia này ghi nhận mùa khô “khắc nghiệt hơn thông thường” vào năm 2019 khi hai hiện tượng thời tiết El Nino và lưỡng cực Ấn Độ Dương (IOD) diễn ra. Vào thời điểm đó, chúng khiến khoảng 48,5 triệu người trên khắp Indonesia bị giảm khả năng tiếp cận với nước sạch trong khi các tỉnh Banten, Tây Java, Trung Java và Yogyakarta của Java cùng với Tây Nusa Tenggara và Đông Nusa Tenggara đều buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Trong năm 2023, chính phủ quốc gia Đông Nam Á này vẫn chưa đưa ra bất kỳ dự đoán nào liên quan tới số người chịu ảnh hưởng bởi hạn hán. Tuy nhiên một số khu vực trên đất nước đã bắt đầu ghi nhận các tác động 2 hiện tượng thời tiết.

Dữ liệu từ Bộ các Vấn đề Xã hội Indonesia cho thấy nạn đói đã được ghi nhận tại 3 huyện ở khu vực Papua do mùa khô khiến sản lượng mùa màng thất thoát. Trong khi đó tại Trung Java, truyền thông địa phương đưa tin hơn 3.000 người ở 4 quận tại huyện Sragen đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước sạch và phải dựa vào nguồn cung cấp do cơ quan giảm nhẹ thiên tai địa phương cung cấp. Một khi mùa khô tiếp tục, cơ quan thiên tai dự đoán rằng số người bị ảnh hưởng sẽ còn gia tăng hơn nữa.

Tại làng Ridogalih, Tây Java, các cánh đồng lúa khô héo cùng các giếng nước cạn kiệt từ đầu tháng 6 buộc người dân phải đi tới nơi khác để tìm kiếm nguồn nước. Thủ đô Jakarta cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng khi con sông Ciliwung nổi tiếng hay bị lũ lụt của thành phố chứng kiến mực nước giảm dần trong vài tuần qua. Tại cổng Katulampa, mực nước thậm chí đã giảm xuống mức 0 cm trong tuần này, đồng nghĩa với việc nhiều nhiều nhánh của sông Ciliwung ở các khu vực thượng nguồn đồi núi đang không có nhiều nước.

tm-img-alt
Người dân ở làng Ridogalih phải ra sông để lấy nước sinh hoạt. Ảnh: CNA.

Đứng trước tình hình này, chính phủ Indonesia đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm chuẩn bị cho các kịch bản tồi tệ hơn có thể xảy ra. Ngày 21/7, CNAtrích dẫn Giám đốc BMKG Dwikorita Karnawati cảnh báo rằng: “Các chính quyền trong khu vực bị ảnh hưởng phải giảm thiểu và chuẩn bị sẵn sàng cho hạn hán ngay lập tức”. Ông cũng dự đoán mùa khô có thể đạt đỉnh từ tháng 8 đến tháng 9 và kéo dài đến đầu năm sau.

Ngày 24/7 vừa qua, Tổng thống Joko Widodo tiếp tục ban hành chỉ thị cho các chính quyền khu vực và doanh nghiệp nhà nước dành quỹ để hỗ trợ những người có thể bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Ông cho biết: “Chúng tôi hy vọng có thể chuẩn bị trước để khi El Nino ập đến, mọi người sẽ không bị choáng ngợp vì nắng nóng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và khiến an ninh lương thực gặp phải gián đoạn”. Tổng thống cũng cho biết chính phủ sẵn sàng cung cấp viện trợ và trợ cấp lương thực để chuẩn bị cho khả năng mất mùa đẩy giá cả gia tăng.

Phó giám đốc Cơ quan Phòng chống Thiên tai Quốc gia (BNPB) Prasinta Dewi cho biết các chính quyền địa phương đã được khuyến khích đưa ra chiến lược giảm thiểu tác động của hạn hán dựa trên nguồn lực của mình có cũng như một danh sách những gì cần bổ sung nếu hạn hán xảy ra.

Theo bà, hiện một số tỉnh đã bắt đầu vạch ra các khu vực dễ bị hạn hán và chuẩn bị hàng chục xe bồn sẵn sàng phân phối nước từ các nguồn nước không bị ảnh hưởng đến các khu vực có nhu cầu. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Tây Java đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhằm phân bổ thêm tiền và nguồn lực.

Về một giải pháp lâu dài, CNA trích dẫn ông Firdaus Ali, chuyên gia kỹ thuật môi trường của Đại học Indonesia, cho biết quốc gia này nên có ít nhất 4.000 đập và hồ chứa nước để giữ nước trong mùa mưa và phân phối lại khi hạn hán so với con số 235 hiện tại. Tuy nhiên, các dự án này sẽ cần vốn đầu tư hàng tỷ USD và Indonesia vẫn còn cách con số lý tưởng “một khoảng xa”.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.