Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 05/11/2023 13:27 (GMT+7)

Hướng dẫn chuyển đổi mã thẻ BHYT theo quy định mới

Theo dõi GĐ&PL trên

Đây là nội dung đáng chú ý tại Công văn 3452/BHXH-CSYT của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về việc triển khai thực hiện Nghị định 75/2023/NĐ-CP (Nghị định 75).

Hướng dẫn chuyển đổi mã thẻ BHYT theo quy định mới

Ảnh minh họa.

Theo đó, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh cấp thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định tại Nghị định 75 như sau:

- Chuyển đổi mã mức hưởng BHYT theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 75: Đổi mức hưởng BHYT từ mã 4 sang mã 2 với người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Đổi mức hưởng BHYT từ mã 4 sang mã 3 với người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình (có mã đối tượng PV) quy định tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

- Bổ sung mã đối tượng và mã mức hưởng ghi trên thẻ BHYT đối với người tham gia BHYT mới được quy định tại Nghị định 75 và Nghị định 131/2021/NĐ-CP:

Trong thời gian chờ sửa đổi Quyết định số 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015, BHXH các tỉnh phối hợp với đơn vị quản lý đối tượng rà soát, lập danh sách và cấp thẻ BHYT của các đối tượng được bổ sung tại Nghị định 75 như sau:

(i) Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp hằng tháng: mã đối tượng ký hiệu là TG và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 3; mã khối quản lý là WG, mã khối thống kê là 37.

(ii) Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: mã đối tượng ký hiệu là AK và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 2; mã khối quản lý là WK, mã khối thống kê là 61.

(iii) Người dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025: mã đối tượng ký hiệu là DS và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 3; mã khối quản lý là WS, mã khối thống kê là 62.

Ngoài ra, trường hợp người tham gia BHYT thuộc nhiều đối tượng khác nhau, nếu thẻ BHYT cũ cấp theo đối tượng khác có mức hưởng thấp hơn so với quy định mới, thì theo mức hưởng cao nhất.

Cùng chuyên mục

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phiên đấu thầu vàng liên tiếp bị hủy: Cần cân nhắc việc mở rộng danh sách các đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu
NHNN có thể cân nhắc việc mở rộng danh sách các đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu, hoặc thậm chí là tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp đáp ứng được yêu cầu về mặt pháp lý. Việc tăng cường minh bạch trong quy trình đấu thầu và cung cấp dữ liệu thị trường một cách công khai và định kỳ cũng sẽ góp phần tạo niềm tin cho thị trường vàng.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.