Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 05/02/2023 10:07 (GMT+7)

Hơn 60 nước theo dõi biến thể phụ Orthrus có khả năng tránh kháng thể 'phi thường'

Theo dõi GĐ&PL trên

Biến thể phụ mới của Omicron là Orthrus đã được phát hiện tại 67 quốc gia. Giới chức Trung Quốc, Mỹ, Anh cảnh báo đây có thể trở thành biến thể lây nhiễm chiếm ưu thế sau 3 năm COVID-19. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Đại học Bang Ohio cảnh báo khả năng trốn tránh kháng thể của Orthrus là “phi thường”.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo đài Sputnik, tên khoa học của biến thể phụ mới từ biến thể Omicron là CH.1.1 hay còn được biệt danh là Orthrus.

Ngày 31/1, giới chức y tế Trung Quốc cảnh báo biến thể phụ mới có khả năng vượt qua các phản ứng miễn dịch, ngay cả những phản ứng miễn dịch do vaccine tạo ra. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán đợt bùng phát dịch gần đây ở Trung Quốc sẽ ngăn chặn được biến thể Orthrus gây ra làn sóng tái nhiễm.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết: “Mặc dù tăng khả năng chống lại các phản ứng miễn dịch và khả năng lây truyền cao hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đột ngột và tái nhiễm, dân số ở Trung Quốc có mức độ kháng thể trung hòa cao”. tuyên bố.

“Biến thể này sẽ không gây ra đợt bùng phát quy mô lớn trong nước trong thời gian ngắn”, các cơ quan y tế đề cập đến lợi ích miễn dịch từ các đợt lây nhiễm trước đó và nói thêm hai biến thể gây ra làn sóng dịch bệnh hiện tại của Trung Quốc chủ yếu vấn là BA.5.2 và BF.7.

Mặc dù Orthrus có nguồn gốc từ biến thể Omicron nhưng các nhà khoa học cho biết biến thể phụ này mang theo một đột biến hiếm gặp có trong protein gai nhọn mà họ chưa từng thấy kể từ biến thể Delta trước đó. Delta và Omicron phát triển riêng biệt, nên sự xuất hiện của biến thể phụ này là một ví dụ về sự tiến hóa kết hợp.

Một bài phân tích mới đây của các nhà nghiên cứu Đại học Bang Ohio đã đưa ra cảnh báo khả năng trốn tránh kháng thể của Orthrus là “phi thường”. Họ nhận thấy biến thể phụ này có thể tránh được phản ứng miễn dịch do vaccine mRNA hóa trị một và hóa trị hai tạo ra, cũng như các kháng thể được tạo ra do nhiễm BA.4 hoặc BA.5 trước đó.

Tại Vương quốc Anh, Cơ quan An ninh Y tế nước này cho biết Orthrus đứng sau 1/3 số ca nhiễm trong tuần qua. Họ cũng đang theo dõi XBB.1.5, một chủng có nguồn gốc từ Mỹ với tên gọi là Kraken vào năm ngoái hiện gây ra phần lớn các ca mắc ở Mỹ.

Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính chỉ 1,5% ca mắc tại đây là do biến thể phụ Orthrus gây ra.

Ngày 30/1, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ bãi bỏ các tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì COVID-19 tại nước này vào ngày 11/5 tới, gần 3 năm sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp phòng dịch trên diện rộng.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.