Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ ba, 12/07/2022 07:25 (GMT+7)

Học sinh THPT sẽ bắt buộc học 52 tiết môn Lịch sử từ năm học tới

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Kế hoạch về việc thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, học sinh THPT sẽ bắt buộc học 52 tiết môn lịch sử từ năm học tới.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Cụ thể, Bộ GD&ĐT xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định Chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy cho tất cả học sinh. Cùng đó, biên soạn, thẩm định tài liệu tập huấn thực hiện chương trình Lịch sử bắt buộc; Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện Chương trình Lịch sử phần bắt buộc 52 tiết đối với lớp 10, lớp 11, lớp 12.

Bộ GD&ĐT yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học thành lập Ban phát triển chương trình Lịch sử cấp THPT và thực hiện nhiệm vụ xây dựng, rà soát, điều chỉnh chương trình Lịch sử cấp THPT; biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình. Thời gian hoàn thành các việc này trước ngày 25/8/2022. Thành lập và tổ chức thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc đối với lớp 10, lớp 11, lớp 12. Thời gian hoàn thành trước ngày 15/8.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT triển khai tập huấn đại trà về tổ chức dạy học chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc cho cán bộ quản lý, giáo viên để nâng sự phù hợp với điều kiện địa phương.

Như vậy, Lịch sử từ môn học lựa chọn theo thiết kế ở cấp THPT Chương trình giáo dục phổ thông mới, giờ đây trở thành môn học vừa có phần bắt buộc, vừa có phần lựa chọn. Ngoài 52 tiết bắt buộc/năm ở cấp THPT mà tất cả các học sinh đều phải học, Lịch sử cũng nằm trong nhóm môn học lựa chọn (học sinh nào có mong muốn học thêm) ở cụm môn Khoa học xã hội (gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật).

Ngoài ra, ở phần nội dung tự chọn này, các chuyên đề, chủ đề của môn Lịch sử cấp THPT là những nội dung chuyên sâu, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các nội dung cơ bản ở cấp THCS.

Cùng chuyên mục

Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cảnh báo học sinh không ăn ‘kẹo lạ’
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các đơn vị, trường học chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, học viên nêu cao tinh thần trách nhiệm để chủ động phát hiện các cơ sở quanh khu vực cổng trường kinh doanh sản phẩm, thực phẩm không nguồn gốc và báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trải nghiệm một ngày làm sinh viên VinUni tại Ngày hội Trải nghiệm
Ngày hội trải nghiệm VinUni Open Day 2023 mới đây đã giúp hàng nghìn học sinh THPT được trải nghiệm thực tế không khí học tập tại ngôi trường đại học “xịn xò” chuẩn quốc tế 5 sao này thông qua các lớp học thử (demo class). Chương trình đào tạo của VinUni do hai đại học danh tiếng Cornell và Upenn đồng thiết kế và kiểm định.
Xóa bỏ cào bằng trong tính định mức biên chế giáo viên
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký ban hành Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT thay thế Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo phổ thông, có hiệu lực từ ngày 16/12/2023.
Cả nước còn trên 734.000 người mù chữ
Tính đến thời điểm tháng 10/2023, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 tuổi từ 15-60 của cả nước lần lượt là 98,55% và 96,70%.

Tin mới

Tăng trần giá vé máy bay nội địa từ ngày 01/3/2024
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư 34/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/3/2024.
Bộ Công an đề xuất quy định dao là vũ khí
Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trong đó, Bộ này đề xuất quy định dao có tính sát thương cao là một trong các loại vũ khí, thay vì quy định hiện hành.