Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 04/01/2021 15:36 (GMT+7)

Hoàn thành và thông xe cầu Thăng Long chính thức vào ngày 7/1

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 4/1, Bộ Giao thông vận tải cho biết, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội), tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng sẽ hoàn thành và thông xe, đưa vào khai thác từ ngày 7/1 tới.

Sau gần 5 tháng sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) có tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức chốt ngày thông xe để giảm tải cho cầu Nhật Tân và giúp lưu thông tuyến đường vành đai 3 Mai Dịch-Nam Thăng Long đã được khánh thành trong năm 2020.

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự án sửa chữa cầu Thăng Long sẽ hoàn thành và đưa vào thông xe khai thác ngày 7/1/2021, phương tiện có tốc độ lưu thông tối đa 80km/giờ.

Được biết, cầu Thăng Long xây dựng từ năm 1974 và thông xe đưa vào sử dụng từ tháng 5/1985. Tuy nhiên, sau thời gian dài khai thác, mặt cầu đã bị hư hỏng và tiến hành sửa chữa lớn vào năm 2009 và sửa chữa cục bộ một số năm sau đó nhưng vẫn không thể triệt để hoàn toàn.

Do đó, Tổng cục Đường bộ đã phối hợp với các đơn vị chức năng để nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân hư hỏng và đưa ra giải pháp sửa chữa, trong đó có công nghệ hàn đinh neo Plasma và bê tông siêu tính năng UHPC là giải pháp kinh điển trong sửa chữa cầu trên thế giới.

Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã vượt tiến độ đề ra. (Ảnh: Internet).

Ngày 16/8, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã chính thức được khởi công đồng thời cơ quan chức năng cũng tiến hành “phong tỏa” toàn bộ cầu và có hướng dẫn phân luồng phương tiện lưu thông qua các tuyến đường khác.

Với công trình sửa chữa, kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất, các chuyên gia ngành giao thông tin tưởng lớp thảm bê-tông nhựa tạo nhám (dày 4 cm) trên cùng của mặt cầu sẽ tồn tại khoảng 5 đến 10 năm mới phải làm lại.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng đề nghị TP Hà Nội sớm nghiên cứu, lắp đặt hệ thống kiểm soát tải trọng phương tiện tại hai đầu cầu để ngăn chặn xe quá tải, bảo đảm bền vững kết cấu cầu Thăng Long.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.