Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 28/04/2023 09:58 (GMT+7)

Hà Nội: Tất cả các xã, phường, thị trấn đều ở cấp độ 1 dịch Covid-19

Theo dõi GĐ&PL trên

UBND thành phố Hà Nội vừa có Thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống COVID-19 trên địa bàn thành phố.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo đó, toàn thành phố có 579/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 1. Không có xã phường, thị trấn nào cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. Ở tất cả các xã phường nói trên có tỷ lệ ca mắc mới đều ở cấp độ 1; tỷ lệ tiêm đủ mũi vaccine và tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở nhóm nguy cơ cao đều đạt.

Việc đánh giá này cũng dựa trên các tiêu chí tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Nghị quyết quy định phân loại dịch theo 4 cấp độ, tương ứng mỗi cấp độ là các biện pháp áp dụng tương ứng. Cấp 1: nguy cơ thấp tương ứng với màu xanh; Cấp 2: nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; Cấp 3: nguy cơ cao tương ứng với màu cam; Cấp 4: nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch, đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

Quy định cũng nêu rõ 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vaccine (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỉ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều); khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đông đảo người dân chủ động phòng, chống dịch COVID-19, tránh để tình trạng lây nhiễm diện rộng trong cộng đồng. Các bệnh viện bệnh viện chủ động phương án, tổ chức điều trị bệnh nhân theo phân loại các tầng, đảm bảo hiệu quả cho từng mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, nhất là người cao tuổi có bệnh lý nền.

Sở Y tế phối hợp với các quận, huyện trên địa bàn thành phố thời gian tới cần tăng cường kiểm tra việc triển khai phòng, chống dịch bệnh ở cơ sở; quan tâm, thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tránh tâm lý chủ quan của người dân trong việc thực hiện “2K” và tiêm phòng, nhất là các trường học. Các quận huyện cần triển khai các giải pháp đẩy mạnh tổ chức việc tiêm chủng, bảo đảm không bỏ sót đối tượng; tiếp tục rà soát và dự trù nhu cầu vaccine để được bố trí kịp thời và sát với từng địa phương./.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.