Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 03/09/2024 09:55 (GMT+7)

Hà Nội: Hơn 400 dự án chậm triển khai bị loại khỏi danh sách

Theo dõi GĐ&PL trên

Có 410 dự án của Hà Nội với tổng diện tích trên 9.089 ha đất được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai, tiếp tục giám sát theo quy định của pháp luật.

Năm 2023, sau rà soát, UBND TP Hà Nội cho biết đang tổ chức xử lý có trọng tâm, trọng điểm đối với 712 dự án có vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai. Đến hết tháng 6/2024, Thành phố đã chỉ đạo xử lý đối với 705 dự án với tổng diện tích 11.345 ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng. Còn 7 dự án với tổng diện tích 88,5 ha đất, đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đang tiếp tục rà soát để đề xuất phương án xử lý.

Trong 712 dự án, có 410 dự án với tổng diện tích trên 9.089 ha đất được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai, tiếp tục giám sát theo quy định của pháp luật. Phần lớn các dự án vi phạm quy định của UBND Thành phố liên quan về quy hoạch, tài chính, đất đai, đấu giá... Có một số dự án sau khi được kiểm tra, nhắc nhở đã xin gia hạn để xử lý thủ tục, khắc phục những tồn tại và đề nghị được đưa ra khỏi danh sách. Với các dự án này, Thành phố sẽ nghiêm túc kiểm tra, rà soát và xem xét tùy từng trường hợp cụ thể, quyết tâm không để “lọt lưới” vi phạm.

Theo ngành chức năng thành phố Hà Nội, việc chậm xử lý các “dự án treo” một phần do phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nhiều dự án có sự thay đổi, kéo dài thời gian triển khai do liên quan tới chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng. Một số dự án có vướng mắc về pháp lý, nhưng đang trong quá trình điều tra, phải chờ kết luận thanh tra mới có cơ sở đề xuất. Mặt khác, công tác phối hợp giữa các cơ quan, nhất là rà soát số liệu theo chuyên ngành vẫn gặp nhiều khó khăn.

Việc các dự án ôm đất rồi treo từ năm này qua năm khác không chỉ gây lãng phí, thiệt hại lớn về mặt kinh tế mà còn để lại rất nhiều lệ lụy về mỹ quan đô thị, đời sống của người dân. Ông Phạm Thành Công, người dân sống gần dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt bức xúc, sau 20 năm triển khai, khu đô thị này vẫn nằm im trên giấy.

"Dự án để hoang nhiều năm rất nhếch nhác, rác thải, cỏ mọc um tùm ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh môi trường", ông Công nói.

Nhằm giải quyết thực trạng này, UBND thành phố Hà Nội giao các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã rà soát, tập trung xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm liên ngành và kết luận đối với từng dự án. Đồng thời, tiếp tục rà soát các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, có vi phạm mới để đề xuất, tiếp tục kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các sở, ngành, địa phương của TP Hà Nội đã quyết liệt rà soát, tập trung xây dựng kế hoạch, tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm liên ngành và kết luận đối với từng dự án; đồng thời làm rõ lý do, nguyên nhân, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và có phương án xử lý phù hợp; tạo điều kiện cho chủ đầu tư có phương án, thời gian khắc phục khả thi góp phần ngăn chặn các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng công trình.

Nhiều dự án được gia hạn đã khắc phục vi phạm, sử dụng đất đúng mục đích, chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư, tập trung nguồn lực, khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đưa đất vào sử dụng, thực hiện dự án đầu tư; nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Nhưng cũng vẫn có các trường hợp cố tình chây ỳ, tiếp tục vi phạm và đã bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Trong 6 tháng cuối năm, TP Hà Nội tiếp tục rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất; tổ chức phân loại dự án thành các nhóm dự án chậm triển khai; phân công các Sở, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và có kết luận đối với từng dự án để làm rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp; quyết liệt xử lý dứt điểm, giải quyết triệt để các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai.

Tới đây, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tình trạng xin dự án rồi "ngâm" năm này qua tháng khác sẽ bị ngăn chặn, xóa tình trạng lãng phí đất đai. Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án sẽ bị thu hồi.

Cùng chuyên mục

Soi những dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam Hà Nội sắp cán đích
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại. Nơi đây hứa hẹn trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho Thủ đô, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chính thức giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2025/NĐ-CP ngày 11/4/2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Theo đó, Nghị định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu
Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai đã quy định rõ trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu.
Những đối tượng ưu tiên mua nhà ở xã hội không phải bốc thăm
Theo quy định hiện nay, bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội, có 05 nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội, gồm người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới.

Tin mới

Tưng bừng lễ ra quân tổ hợp cao tầng The Pathway, kích hoạt “bom tấn” đầu tư mùa hè tại Sầm Sơn 
Là tổ hợp căn hộ cao tầng sát biển đầu tiên tại Sầm Sơn, sự trở lại của The Pathway cùng các tòa tháp mới ngay lập tức tạo sự bùng nổ cho thị trường. Lễ ra quân dự án ngày 24/4 diễn ra sôi động, quy tụ gần 600 chuyên viên kinh doanh, kỳ vọng “châm ngòi” cho mùa hè bùng nổ của làn sóng đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng biển phía Bắc. 
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Tử vi tuần mới 28/4-4/5: Thân làm gì cũng phất, Mão cẩn thận họa từ miệng mà ra
Tử vi tuần mới 284-45 của 12 con giáp nói rằng tuổi Thân sẽ có một tuần rất thành công, mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, hứa hẹn gặt hái được nhiều thành quả. Người tuổi Mão nên cẩn thận họa từ miệng mà ra và tránh để lại bất kỳ nguy hiểm tiềm ẩn nào khi giao tiếp với người khác.
Thủ tục tuyển sinh cao đẳng năm 2025
Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh trình độ cao đẳng năm 2025, trong bối cảnh công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đã được chuyển từ Bộ LĐ-TB&XH về Bộ GD&ĐT từ ngày 01/3/2025 theo theo Nghị định 37/2025/NĐ-CP của Chính phủ..
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.