Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 15/08/2022 11:30 (GMT+7)

Hà Nội đẩy nhanh tiêm vaccine Covid-19 mũi bổ sung cho lao động khu công nghiệp

Theo dõi GĐ&PL trên

Nếu không tổ chức tiêm phòng đúng thời hạn đối với các mũi nhắc lại hoặc mũi bổ sung sẽ dễ dẫn tới nguy cơ tái nhiễm Covid-19, từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và dây chuyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đảm bảo sức khỏe cho công nhân lao động

Những ngày qua, huyện Đông Anh đã tổ chức tiêm vaccine Covid-19 mũi bổ sung cho công nhân, người lao động khu công nghiệp. Hiện nay, khu Công nghiệp Thăng Long trên địa bàn huyện Đông Anh có tới 60.000 lao động, đa số là người ngoại tỉnh. Nếu không tổ chức tiêm phòng đúng thời hạn đối với các mũi nhắc lại hoặc mũi bổ sung sẽ dễ dẫn tới nguy cơ tái nhiễm Covid-19, từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và dây chuyền sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy, đợt tiêm này, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh tổ chức 30 lượt dây tiêm tại 19 DN với hơn 3.600 mũi vaccine. Thực tế cho thấy, người lao động đều hiểu về việc tiêm vaccine Covid-19 rất cần thiết cho bản thân và cộng đồng.

Là công nhân của Công ty TNHH Daiwa Plastics, khu công nghiệp Thăng Long, anh Hoàng Ngọc Quang chia sẻ: “Hiện tại, tôi đã được tiêm mũi 4. Tôi cảm thấy thật may mắn khi được công ty cũng như địa phương quan tâm tới sức khỏe của người lao động, giúp chúng tôi hoàn thành mũi tiêm thứ 4, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đây cũng là việc chúng tôi có thể giúp DN giảm nguy cơ bùng phát dịch trở lại và sản xuất trở lại bình thường”.

Trung tâm y tế huyện Đông Anh tổ chức 30 lượt dây tiêm tại 19 DN với hơn 3.600 mũi vaccine cho công nhân lao động.
Trung tâm y tế huyện Đông Anh tổ chức 30 lượt dây tiêm tại 19 DN với hơn 3.600 mũi vaccine cho công nhân lao động.

Chị Nguyễn Thị Dung (công nhân khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh) cho biết: “Tôi vừa hoàn thành tiêm mũi 4. Tôi thấy việc tiêm vaccine Covid-19 các mũi bổ sung, nhắc lại rất cần thiết, tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới như hiện nay.

Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư đa số là lao động tự do nên các địa điểm tiêm trên địa bàn huyện Đông Anh được bố trí linh hoạt để có thể đón tiếp được tất cả người dân từ học sinh đến người lớn tuổi.

Trưởng phòng Y tế huyện Đông Anh Nguyễn Thành Luân cho hay, ngay khi Hà Nội ban hành Công điện số 03/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 để triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vaccine phòng chống Covid-19, không để dịch bệnh bùng phát trở lại, huyện Đông Anh đã khẩn trương triển khai chiến dịch đẩy mạnh tỷ lệ tiêm chủng đến mọi tầng lớp Nhân dân. “Chúng tôi cũng đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện rà soát, đi ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, quan tâm đặc biệt đến lực lượng công nhân, người lao động. Qua đó, chúng tôi cũng đã đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng 69% mũi 4, mũi 2 nhắc lại cho các đối tượng trong thời gian tới đây” - Trưởng phòng Y tế huyện Đông Anh nói.

Hiệu quả của việc tiêm vaccine Covid-19

Trước tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến mới phức tạp, với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh. Hiệu quả của việc tiêm vaccine Covid-19 có thể thấy rõ ở người đã tiêm thông qua các triệu chứng nhẹ hơn rất nhiều khi bị mắc Covid-19. Đó là lý do thuyết phục nhất đối với người dân khi quyết định tiêm mũi nhắc lại và mũi bổ sung ngay khi tới hạn.

Nếu không tổ chức tiêm phòng đúng thời hạn đối với các mũi nhắc lại hoặc mũi bổ sung sẽ dễ dẫn tới nguy cơ tái nhiễm Covid-19, từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và dây chuyền sản xuất kinh doanh của DN.
Nếu không tổ chức tiêm phòng đúng thời hạn đối với các mũi nhắc lại hoặc mũi bổ sung sẽ dễ dẫn tới nguy cơ tái nhiễm Covid-19, từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và dây chuyền sản xuất kinh doanh của DN.

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, kết quả đánh giá về tình hình an toàn tiêm chủng mũi nhắc lại rất tốt, số liệu phản ứng thông thường và phản ứng nặng sau tiêm về cơ bản giống như tiêm mũi 1, mũi 2, thậm chí thấp hơn. Đến nay, sau 4 đến 6 tháng hoàn thành tiêm mũi cơ bản, đa số người dân đã giảm miễn dịch, đặc biệt những người có bệnh lý nền, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch còn giảm hơn nữa. Do đó, những đối tượng này cần phải tiêm nhắc lại đúng lịch, đúng liều để duy trì miễn dịch, tránh dịch xâm nhập.

Vì thế, ngoài hướng dẫn cụ thể về tiêm nhắc lại mũi 4 cho người nguy cơ cao như cán bộ y tế, người suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, Bộ Y tế cũng hướng dẫn triển khai tiêm chủng cho những người làm ở các trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, công nhân tại khu công nghiệp.

PGS.TS Dương Thị Hồng cũng cho biết, tiêm mũi nhắc lại vaccine Covid-19 sẽ làm gia tăng nồng độ kháng thể bảo vệ, qua đó, giúp cho cơ thể được bảo vệ trước nguy cơ mắc Covid-19, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm số ca tiến triển bệnh nặng và ca tử vong do Covid-19.

Người lao động đều hiểu về việc tiêm vaccine Covid-19 rất cần thiết cho bản thân và cộng đồng.
Người lao động đều hiểu về việc tiêm vaccine Covid-19 rất cần thiết cho bản thân và cộng đồng.

Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc Covid-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc vaccine phòng Covid-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2. Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm vi rút lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, những người từng mắc Covid-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%.

Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vaccine phòng Covid-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do Covid-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

Việc tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế cho trẻ em là hết sức cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng trở lại ở nhiều địa phương. Các loại vaccine sau khi tiêm cần ít nhất một tuần cơ thể mới bắt đầu có sự gia tăng kháng thể và phải đến tuần thứ 2 mới đủ khả năng bảo vệ cơ thể trước dịch bệnh. Chính vì vậy, trước khi học sinh quay lại nhập học năm học mới vào đầu tháng 9, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mũi tiêm cho trẻ em trong độ tuổi trong tháng 8/2022. Học sinh bước vào khai giảng năm học mới sau một thời gian dài nghỉ hè có thể nguy cơ dịch Covid-19 sẽ gia tăng. Trẻ cần phải được tăng cường miễn dịch bằng cách tiêm đủ mũi vaccine theo yêu cầu để được bảo vệ trước làn sóng mới của dịch bệnh và trước các biến thể mới của virus SARS-CoV-2./.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.

Tin mới