Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 16/09/2021 06:58 (GMT+7)

Hà Nội chốt danh sách 19 quận huyện, thị xã được bán hàng ăn uống mang về từ 12 giờ ngày 16/9

Theo dõi GĐ&PL trên

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản thống kê các quận, huyện, thị xã không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng tính từ 6 giờ 00 ngày 06/9/2021. Các địa phương này dự kiến sẽ được bán hàng mang về kể từ 12h ngày 16/9.

Theo Sở Y tế Hà Nội xác định, các quận, huyện, thị xã không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng tính từ 06 giờ 00 ngày 06/9/2021, đến 18 giờ 00 ngày 15/9/2021 gồm 19 quận, huyện, thị xã.

Hà Nội chốt danh sách 19 quận huyện, thị xã được bán hàng ăn uống mang về từ 12 giờ ngày 16/9
Ảnh minh hoạ.

Cụ thể: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đúc, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ.

Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh, việc ghi nhận các ca bệnh trong cộng đồng để điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn số 3084/UBND-KGVX ngày 15/9/2021.

Trước đó, chiều 15/9, theo văn bản hỏa tốc của UBND TP Hà Nội, các quận, huyện, thị xã này được phép hoạt động một số cơ sở kinh doanh, gồm: Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.

Hà Nội yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR Code bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Đợt dịch thứ 4 tính từ ngày 27/4 đến trưa 15/9, Hà Nội ghi nhận tổng 3.856 ca COVID-19, trong đó 1.596 ca ngoài cộng đồng và 2.260 người đã được cách ly. Thành phố hiện có 7 chùm ca bệnh, 97 điểm phong tỏa.

Về tiêm chủng, từ 18 giờ ngày 14/9 đến 12 giờ trưa 15/9, Hà Nội đã tiêm được 92.765 mũi vaccine COVID-19. Cộng dồn qua 16 đợt tiêm chủng, toàn thành phố đã tiêm được 5.054.473 mũi, sử dụng 4.616.062/5.359.676 liều vaccine được cấp, đạt tiến độ 86,1% trên tổng số vaccine được cấp.

Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, ngay cả khi thành phố xem xét, đánh giá tổng thể để có thể nới lỏng một số hoạt động dịch vụ sau ngày 15 và 21/9 thì người dân tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; phải tiếp tục coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; bảo vệ sức khoẻ và an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...