Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 01/05/2024 10:38 (GMT+7)

G7 đạt thỏa thuận đóng cửa toàn bộ nhà máy than vào năm 2035

Theo dõi GĐ&PL trên

Các nước thành viên G7 nhất trí về một thỏa thuận dừng sử dụng các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035 nhằm hướng tới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch này.

Các Bộ trưởng Năng lượng của nhóm G7 (nhóm các nước công nghiệp phát triển) đã đồng ý đóng cửa tất cả các nhà máy than của họ chậm nhất là vào năm 2035, đánh dấu bước đột phá về chính sách khí hậu có thể làm tiền đề cho các quốc gia khác hành động tương tự.

Tại Hội nghị các Bộ trưởng G7 tại Turin (Ý) hôm 29/4, ông Andrew Bowie, Bộ trưởng An ninh năng lượng và Net Zero của Vương quốc Anh, cho biết: "Chúng tôi có thỏa thuận loại bỏ dần than trong nửa đầu những năm 2030. Đây là một thỏa thuận lịch sử, điều mà chúng tôi không thể đạt được tại COP28 ở Dubai năm ngoái".

Bộ trưởng Năng lượng Ý Gilberto Pichetto Fratin, người chủ trì hội nghị, phát biểu: "Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ và sẽ ký thỏa thuận chính thức vào ngày 30/4".

tm-img-alt
Tháp làm mát của nhà máy nhiệt điện than Niederaussem ở Đức. Ảnh: Andreas Rentz.

Thỏa thuận về than đá đánh dấu một bước tiến quan trọng theo hướng được chỉ ra tại COP28 vào năm ngoái nhằm loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, trong đó than là loại gây ô nhiễm nhất. Dự kiến, các Bộ trưởng sẽ đưa ra thông cáo cuối cùng nêu chi tiết cam kết của G7 nhằm khử carbon cho nền kinh tế vào ngày 30/4 (giờ Mỹ).

Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu khí hậu Ember (Nhật Bản), khoảng 16% điện năng của G7 đến từ than đá. Hiện nhiều quốc gia G7 đã có kế hoạch loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.

Năm ngoái, Ý sản xuất 4,7% tổng lượng điện thông qua một số trạm đốt than. Hiện Ý hiện có kế hoạch đóng cửa các nhà máy than vào năm 2025, ngoại trừ đảo Sardinia có thời hạn đến năm 2028.

Ở Đức và Nhật Bản, than có vai trò lớn hơn, với tỷ trọng điện năng được sản xuất từ ​​than cao hơn 25% tổng lượng điện trong năm 2023. Năm ngoái dưới sự chủ trì của Nhật Bản, G7 đã cam kết ưu tiên các bước cụ thể hướng tới việc loại bỏ dần việc sản xuất điện than nhưng chưa đưa ra thời hạn cụ thể.

Tuần trước, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) công bố các quy định mới yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than phải xử lý gần như toàn bộ ô nhiễm khí hậu, nếu không sẽ phải đóng cửa vào năm 2039.

Ông Dave Jones, Giám đốc chương trình Global Insights của Ember, nhận xét: "Đây là một chiếc đinh đóng vào quan tài than. Hành trình loại bỏ điện than đã kéo dài hơn 7 năm kể từ khi Anh, Pháp, Ý và Canada cam kết loại bỏ dần năng lượng than, vì vậy thật đáng mừng khi thấy Mỹ và đặc biệt là Nhật Bản cuối cùng cũng rõ ràng hơn về kế hoạch của mình".

Tuy nhiên, ông cảnh báo mặc dù năng lượng than đang giảm nhưng mức tiêu thụ khí đốt vẫn tiếp tục. "Than đá có thể là loại ô nhiễm nhất, nhưng cuối cùng thì tất cả nhiên liệu hóa thạch cần phải được loại bỏ dần", ông nói.

Nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng khí hậu. Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới vào năm ngoái đều đồng ý loại bỏ nhiên liệu hóa thạch tại các cuộc đàm phán về khí hậu COP28 ở Dubai, nhưng việc không đưa ra thời hạn cụ thể được coi là một thiếu sót của các cuộc đàm phán đó.

Nhóm G7 - bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ - thường dẫn đầu về chính sách khí hậu toàn cầu cùng với Liên minh châu Âu (EU). Ngoài vấn đề than, năng lượng hạt nhân và nhiên liệu sinh học cũng là hai vấn đề khác được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị hôm 30/4 ở Ý.

Cùng chuyên mục

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.

Tin mới

Mai Nguyễn Anh: Ca sĩ được khán giả yêu thích nhất và Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024
Với chất giọng nam trung đầy nội lực, mạnh mẽ và cuốn hút, Mai Nguyễn Anh đã chứng minh được tài năng phi thường của mình tại cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2024. Anh không chỉ gây ấn tượng với âm vực rộng, phong cách hát truyền cảm, mà còn khẳng định được sự tự tin khi trình diễn trên sân khấu. Kết quả, nam ca sĩ đã xuất sắc giành giải “Ca sĩ được khán giả yêu thích nhất” và vị trí Á quân trong cuộc thi.
Chủ sở hữu nhà đã chết thì đăng ký thường trú mới như thế nào?
Trong trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp của chủ sở hữu là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 18 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết thì chỉ cần lấy ý kiến đồng ý của một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn lừa đảo, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi gửi hồ sơ tuyển dụng cho các công ty, doanh nghiệp, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về việc tuyển dụng trên website chính thức của công ty hoặc số đường dây nóng. Cảnh giác khi tham gia các dự án đầu tư online được giới thiệu là lãi suất cao, rút tiền nhanh.
Sự thật đằng sau tin đồn “Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu lừa đảo” - Đâu là thực hư?
Gần đây, Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu đã trở thành chủ đề gây xôn xao khi nhiều thông tin về việc “lừa đảo” của phòng khám này lan truyền trên các diễn đàn và mạng xã hội. Trước những lời bàn tán và phản ánh trái chiều, liệu đâu là sự thật và những đánh giá về phòng khám này có thực sự khách quan? Bài viết sau đây sẽ làm sáng tỏ thông tin để mang đến cái nhìn khách quan hơn về cơ sở y tế này.
Em trai An Tây xin lỗi
Em trai An Tây mong mọi người có cái nhìn khách quan trước khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra.
Tuyển sinh Đại học 2025: Tiếp tục đổi mới để tạo thuận lợi cho thí sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, dự kiến có hiệu lực từ mùa tuyển sinh 2025. Trong đó, tháo gỡ những bất cập tuyển sinh. Để làm rõ thêm nội dung này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đã có trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.