Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 25/01/2025 14:00 (GMT+7)

Đối tượng được điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Theo dõi GĐ&PL trên

Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể các đối tượng áp dụng mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Ngày 10/01/2025, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/02/2025; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01/01/2025.

Thông tư số 20/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong đó đáng chú ý, Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể các đối tượng áp dụng mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Thứ nhất, các đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.

- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 10. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% : Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

 Thứ hai, đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.

khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 4. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này được điều chỉnh như sau:

a) Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng;

b) Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100% : Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%

Trong đó:

- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

Cùng chuyên mục

Sắc hoa rực rỡ ngày giáp Tết
Những khóm hoa cúc nhiều màu sắc được đem bày bán ở chợ Cai Châu (Đồng Tháp) trong ngày giáp Tết tạo nên khung cảnh đẹp mắt vô cùng.
Cảnh sát giao thông lưu ý khi đi lại trên các cung đường đồi núi trơn trượt trong thời tiết sương mù
Trước tình hình trời đột ngột trở lạnh dịp Tết Ất Tỵ, tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhiệt độ xuống thấp, thời tiết cực đoan có thể diễn ra ở một số địa bàn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo tài xế hạn chế và có thể tạm ngừng lưu thông trên những tuyến đường do mưa tuyết đóng băng, gây trơn trượt, không điều khiển được phương tiện.
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ sự kiện văn hóa chào mừng Xuân Ất Tỵ
Ngày 25/1, Công an thành phố Hà Nội cho biết, trong các ngày 26/1 và 28/1, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long”. Đây là một trong những sự kiện văn hóa chào mừng Xuân Ất Tỵ 2025 lớn nhất của thành phố. Để bảo đảm an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông phục vụ chương trình, Công an thành phố Hà Nội đã thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Tin mới

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo đặt phòng nghỉ dưỡng dịp Tết
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin khi lựa chọn dịch vụ đặt phòng nghỉ trên mạng. Nên lựa chọn những công ty du lịch lữ hành có đủ tư cách pháp nhân hoặc các trang đặt phòng, khách sạn uy tín. Đặc biệt, không giao dịch với những cá nhân không rõ ràng về thông tin danh tính, địa chỉ.
Chuẩn bị chu đáo công tác khám chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, để bảo đảm công tác cấp cứu và điều trị trong dịp Tết, thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế, các bệnh viện đầu ngành đã thực hiện công tác chuẩn bị từ rất sớm, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, cho đến đội ngũ nhân lực.