Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 03/01/2024 14:48 (GMT+7)

Điều chỉnh lộ trình tăng học phí: Phù hợp thực tiễn, giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên

Theo dõi GĐ&PL trên

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định 97). Việc ban hành Nghị định này nhằm điều chỉnh lộ trình tăng học phí phù hợp với tình hình thực tiễn.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Học phí đã giữ ổn định 3 năm học

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặc dù Nghị định 97 được Chính phủ chỉ đạo xây dựng, ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn, tuy nhiên trong quá trình xây dựng văn bản, các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ, xin ý kiến nhiều tập thể, cá nhân để tính toán, đánh giá kỹ lưỡng tác động của việc điều chỉnh học phí.

Cụ thể như: Tác động của việc điều chỉnh học phí đến chỉ số giá tiêu dùng CPI và ngân sách nhà nước; Đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục-đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 và duy trì nguồn lực để các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện nguồn lực nhà nước đầu tư hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm; Có các chính sách miễn, giảm học phí cho đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Lý giải về việc ban hành Nghị định 97, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ: Để đảm bảo lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để áp dụng từ năm học 2021-2022. Trong đó, mức học phí năm học 2021-2022 bằng mức học phí năm học 2020-2021, từ năm học 2022-2023, mức trần học phí tăng theo lộ trình hằng năm.

Tuy nhiên, để chia sẻ khó khăn với phụ huynh và học sinh do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 165/2022/NQ-CP đề nghị các cơ sở giáo dục công lập giữ ổn định mức học phí năm học 2022-2023 bằng mức học phí năm học 2021-2022. Như vậy, mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã giữ ổn định qua 3 năm học (2020-2021, 2021-2022 và 2022-2023).

Năm học 2023-2024, nếu không có quy định mới, mức học phí sẽ áp dụng theo mức trần học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Theo đó, mức thu học phí sẽ tăng khá cao so với mức học phí năm học 2022-2023. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2021/NĐ-CP để điều chỉnh lộ trình học phí phù hợp.

Mức tăng học phí đại học thấp hơn so với lộ trình

Nghị định số 97/2023/NĐ-CP được ban hành để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, với việc điều chỉnh lộ trình học phí như sau: Giữ ổn định học phí từ năm học 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021-2022; Lùi lộ trình học phí của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập 1 năm so với quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP (tức là học phí năm học 2023-2024 tăng so với học phí năm học 2022-2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81) để phù hợp với điều kiện thực tiễn và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên.

Các chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP tiếp tục được giữ nguyên để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và có điều kiện khó khăn.

Về chính sách miễn học phí, đối với người học tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, Nghị định quy định miễn học phí cho 19 nhóm đối tượng ưu tiên. Hiện nay đã miễn học phí đối với toàn bộ học sinh tiểu học công lập, trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; học sinh Trung học Cơ sở ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định.

Về chính sách giảm học phí, Nghị định quy định giảm 70% học phí đối với trẻ em, học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; giảm 50% học phí đối với trẻ em, học sinh phổ thông thuộc hộ cận nghèo.

Về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định hỗ trợ 150.000 đồng/học sinh/tháng (tương đương 1.350.000 đồng/năm) để mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho các đối tượng: mồ côi cả cha lẫn mẹ; khuyết tật; thuộc hộ nghèo; ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với người học tại cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định miễn học phí cho sinh viên khuyết tật, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước; sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại Nghị định 57/2017/NĐ-CP; Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ; Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Nghị định 81/2021/NĐ-CP cũng quy định giảm 70% học phí cho học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù, một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Hiện nay, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP, học sinh, sinh viên còn được hưởng các chính sách hỗ trợ như: Chính sách tín dụng sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 và Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg ngày 23/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh sinh viên; Chế độ học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách (Quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục); Học bổng chính sách trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng thể, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 81/2021/NĐ-CP để xác định lộ trình học phí phù hợp, đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục - đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII và quy định về tự chủ tài chính.

Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, đảm bảo chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng trong giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; chính sách phổ cập giáo dục, phân luồng ở cấp phổ thông.

Cùng chuyên mục

Câu đố Toán học của Đường lên đỉnh Olympia, tưởng đơn giản nhưng nhiều người đều trả lời sai
Đường lên đỉnh Olympia là sân chơi trí tuệ nhận được rất nhiều sự yêu thích, quan tâm của khán giả xem truyền hình. Bên cạnh những màn thi đấu căng go giữa các "nhà leo núi", chương trình còn tạo nên sự thú vị bởi loạt câu hỏi hóc búa, đòi hỏi tư duy linh hoạt của người chơi. Câu hỏi dưới đây là một điển hình!
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chứng chỉ ngoại ngữ bảo đảm chất lượng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng
Liên quan đến kết quả thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam, chiều ngày 09/5, Bộ này khẳng định: Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam
Ngày 8/5, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với Công ty trách nhiệm hữu hạn Giáo dục IDP (Việt Nam), đơn vị đồng sở hữu bài thi IELTS tại Việt Nam.

Tin mới

Sẽ có đề thi riêng cho thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2024
Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024. Đây chính là khoảng thời gian các thí sinh cần tận dụng tối đa để ôn tập, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng này. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn chuyển giao giữa chương trình cũ và mới, đã có không ít học sinh và phụ huynh lo lắng, nếu không may trượt tốt nghiệp THPT thì việc thi lại sẽ phải làm thế nào?
Vì sao giới doanh nhân thành đạt muốn an cư tại Thành phố Đảo Hoàng Gia?
Giới thành đạt thường có xu hướng tìm kiếm một chốn sống đẳng cấp, vừa thể hiện phong cách, gu thẩm mỹ, vừa chiều chuộng các sở thích cá nhân chứ không đơn thuần là một nơi để ở. Đó cũng là lời giải cho “cơn sốt” mang tên Golf Land, phân khu duy nhất ôm trọn kiệt tác sân golf hàng đầu Đông Nam Á tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng).
Unity Fitness - Nơi đánh thức tiềm năng, kiến tạo vóc dáng hoàn hảo
Tập GYM và các bộ môn rèn luyện sức khỏe tại Việt Nam đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều người thuộc nhiều độ tuổi và tầng lớp khác nhau. Đây không chỉ là một hoạt động thể thao mà còn được nâng tầm lên 1 phong cách sống, giúp nâng cao sức khỏe, tinh thần và cải thiện chất lượng cuộc sống.