Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 09/02/2025 07:59 (GMT+7)

Đề xuất xử phạt đến 10 triệu đồng với hành vi quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, dự thảo đề xuất xử phạt đến 10 triệu đồng với hành vi quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định.

Cụ thể, khoản 13 Điều 1 dự thảo Nghị định sửa đổi đã đề xuất bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hiện hành, Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP nêu rõ về xử phạt hành chính với hành vi vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn. Theo đó, phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Chậm đóng kinh phí công đoàn;

- Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

- Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

Biện pháp khắc phục hậu quả là chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên áp dụng với cá nhân vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Cùng chuyên mục

Những quy định mới về BHYT áp dụng từ năm 2025
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Theo đó, năm 2025 nhiều quy định mới về BHYT sẽ có hiệu lực thi hành và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khám chữa bệnh BHYT của người tham gia.

Tin mới

Chiếc vé quyền lực kéo dài “cơn sốt” của giới trẻ tại Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam
“Check-in Lễ hội đèn lồng chưa người đẹp?” - nhiều bạn trẻ đang hối thúc nhau lập team, đặt vé để “phá đảo” Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam tại Ocean City. Dù đã đi được hơn nửa chặng đường nhưng sự kiện vẫn tạo cơn sốt khi vé vào cửa chỉ có giá tương đương một cốc trà sữa nhưng mang lại cho chủ nhân “quyền lực vô song”.
TP.HCM: Đảm bảo quyền lợi của học sinh khi Trường quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động
Các cơ sở giáo dục công lập và các nhà đầu tư, các trường có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận học sinh chuyển từ Trường Mầm non quốc tế Sài Gòn Pearl và Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông quốc tế Sài Gòn Pearl đến theo nhu cầu, tạo điều kiện để học sinh nhanh chóng hòa nhập và ổn định học tập.
Khuyến cáo người dân cần lưu ý khi đặt phòng trên các nền tảng trực tuyến
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi các thủ đoạn để tiếp cận các nạn nhân, nhiều du khách đã gặp phải tình trạng giả mạo các resort, khách sạn, homestay trên các nền tảng trực tuyến, gây nên thiệt hại lên tới cả tỉ đồng.