Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/02/2025 07:50 (GMT+7)

Đề xuất gia hạn ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Bộ Công thương, chính sách ưu đãi thuế nói chung và Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô nói riêng, đã thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển, do đó rất cần gia hạn thêm thời gian.

Theo Bộ Công thương, những năm gần đây, ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô đang mở rộng quy mô, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn gia tăng sản lượng xuất khẩu nhờ các chính sách ưu đãi thuế nói chung và Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô nói riêng. Cụ thể, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 3,09 tỉ USD linh kiện, phụ tùng ô tô, với các thị trường chính là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong đó, nhóm linh kiện dây điện chiếm tỉ trọng lớn, đạt khoảng 1,17 tỉ USD, tương đương 38% giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô của cả nước, đứng thứ ba thế giới.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng nhóm sản phẩm linh kiện phụ tùng ô tô tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, phụ tùng khác của xe có động cơ tăng 24,55%; thiết bị khác dùng cho động cơ xe tăng 5,88%; bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ tăng 5,79%. Đối với sản xuất ô tô, chỉ có 2 phân loại là xe có động cơ đốt trong chở từ 10 người trở lên có sản lượng tăng 33,51% và xe có động cơ đốt trong chở dưới 10 người tăng 31,46%.

Kể từ khi Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô được ban hành, theo đánh giá của Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI), các doanh nghiệp thành viên đã ghi nhận những hiệu quả nhất định thông qua việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện sản xuất, lắp ráp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Từ năm 2020 đến nay, Bộ Công Thương đã cấp Giấy xác nhận ưu đãi khoảng 40 dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô.

Chính sách ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô (đến hết ngày 31/12/2024) là đòn bẩy quan trọng, giúp doanh nghiệp yên tâm mở rộng quy mô, cải tiến thiết bị, đồng thời từng bước tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô. Trên cơ sở những kết quả đạt được, Bộ Công Thương, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI), Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đều kiến nghị gia hạn Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến ngày 31/12/2027, tương đương với khoảng thời gian của chương trình ưu đãi thuế khác trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô.

Cùng chuyên mục

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Hà Nội đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm giao thông: Cân nhắc thời điểm áp dụng và sự đồng thuận của người dân
Việc tăng mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tại TP. Hà Nội là một giải pháp cần thiết nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc. Tuy nhiên, việc thực hiện cần được cân nhắc kỹ lưỡng, lắng nghe ý kiến của người dân, đồng thời kết hợp với nhiều giải pháp hỗ trợ để đảm bảo hiệu quả lâu dài và xây dựng văn hóa giao thông văn minh trên địa bàn thành phố.

Tin mới

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.