Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 14/02/2025 09:34 (GMT+7)

Đề xuất không được sử dụng nhà chung cư có mục đích để ở để làm trụ sở phòng công chứng

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất để triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, đồng bộ các quy định của Luật Công chứng mới trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số, tiếp tục xã hội hóa hoạt động công chứng và phát triển hoạt động công chứng bền vững, ổn định.

Theo đó, về điều kiện trụ sở của Phòng công chứng, Điều 8 dự thảo Nghị định nêu rõ, phòng công chứng thành lập theo quy định của Luật Công chứng phải đáp ứng có diện tích làm việc tối thiểu là 15m2 cho mỗi công chứng viên; tổng diện tích kho lưu trữ tối thiểu là 50m2; có chỗ để xe cho người yêu cầu công chứng.

Bên cạnh đó, có địa chỉ theo địa giới hành chính; có số điện thoại, thư điện tử; không được sử dụng nhà chung cư có mục đích để ở làm trụ sở.

Trường hợp thuê trụ sở thì thời hạn hợp đồng thuê tối thiểu là 02 năm.

Phòng công chứng thành lập theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 chưa đáp ứng điều kiện về trụ sở theo quy định nêu trên thì trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật Công chứng năm 2024 có hiệu lực thi hành phải đáp ứng điều kiện này; trường hợp không đáp ứng thì xem xét giải thể theo quy định.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; quy định lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, giải thể Phòng công chứng tại các địa phương (Điều 9 - Điều 16)

Để quy định chi tiết các vấn đề về chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng, dự thảo Nghị định quy định cụ thể các nội dung sau đây:

Quy định về chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng: Vấn đề này đã được quy định tại Nghị định số 29/2015/NĐ-CP và đã được triển khai thực hiện trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, quy định của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP về vấn đề này còn nhiều điểm bất cập, không phù hợp về xác định giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng (quy định giá quyền nhận chuyển đổi được xác định trên cơ sở đánh giá về tổ chức và hoạt động, uy tín của Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, số lượng hợp đồng, giao dịch đã công chứng của Phòng công chứng trong 03 năm gần nhất), phương thức chuyển đổi Phòng công chứng (đặt vấn đề đấu giá quyền nhận chuyển đổi).... Để khắc phục những bất cập nêu trên, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi Phòng công chứng, dự thảo Nghị định dự kiến kế thừa quy định của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP về việc chuyển giao quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng cho chính các công chứng viên của Phòng công chứng; bỏ quy định về phương thức đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng và quy định về xác định giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng (Điều 11, Điều 12).

Quy định về lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi Phòng công chứng, giải thể các Phòng công chứng: Đây là vấn đề mới được Luật Công chứng năm 2024 giao Chính phủ quy định. Việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng là cần thiết, tất yếu và phù hợp với chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động công chứng, sắp xếp tinh gọn các đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu của các Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể 108 Phòng công chứng hiện có thì sẽ có hàng loạt vấn đề cần giải quyết liên quan đến xử lý tài sản nhà nước, giải quyết chế độ chính sách cho viên chức, người lao động, việc thống kê, bàn giao lượng lớn hồ sơ công chứng.... Do vậy, dự thảo Nghị định quy định việc chuyển đổi Phòng công chứng được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bảo đảm hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng chậm nhất là ngày 31/12/2030 (khoản 3 Điều 9). Như vậy, các địa phương sẽ có khoảng thời gian tối đa là 05 năm 06 tháng để hoàn thành nhiệm vụ này.

Cùng chuyên mục

Soi những dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam Hà Nội sắp cán đích
Khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang vươn mình trở thành một trung tâm mới đầy tiềm năng, nhờ kiến tạo chuỗi hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông đồng bộ và hiện đại. Nơi đây hứa hẹn trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho Thủ đô, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chính thức giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2025/NĐ-CP ngày 11/4/2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Theo đó, Nghị định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu
Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai đã quy định rõ trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu.
Những đối tượng ưu tiên mua nhà ở xã hội không phải bốc thăm
Theo quy định hiện nay, bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội, có 05 nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội, gồm người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới.

Tin mới

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.