Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 27/08/2021 07:06 (GMT+7)

Đà Nẵng đề nghị giảm tiền điện, nước cho doanh nghiệp '3 tại chỗ'

Theo dõi GĐ&PL trên

Các doanh nghiệp đang sản xuất theo phương án "3 tại chỗ" tại Đà Nẵng đề nghị cần có chính sách giảm tiền điện, nước để hỗ trợ họ vượt qua khó khăn.

Chính quyền thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định phong toả cứng toàn thành phố đến hết ngày 5.9 để phòng chống dịch COVID-19. Và từ đây đến hết ngày 5.9, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có hơn 100 doanh nghiệp với khoảng 10 ngàn người lao động sản xuất theo phương án "3 tại chỗ", chủ yếu trong các khu công nghiệp.

Việc phong toả toàn thành phố khiến các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Đà Nẵng gần 2 năm nay đã rất khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch, nay càng khó khăn hơn do thành phố quy định mỗi doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng 30% trên tổng số lao động mỗi ca làm việc và phải thực hiện "3 tại chỗ" để đảm bảo an toàn.

Trong bối cảnh này, trao đổi với phóng viên Lao Động, nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng đề nghị chính quyền thành phố và các ngành liên quan sớm có giải pháp ngắn hạn hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Theo ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tich Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dệt may 29.3, vấn đề cấp bách trước mắt là chính quyền thành phố và các ngành liên quan nên có chính sách giảm tiền điện nước cho doanh nghiệp trong thời gian thành phố phong toả.

"Doanh nghiệp của chúng tôi có hơn 2.700 người lao động nhưng hiện chỉ có hơn 850 người lao động, chiếm 1/3 được phép làm việc. 1/3 lao động được làm việc đồng nghĩa với việc năng suất lao động của chúng tôi cũng chỉ có 1/3 so với bình thường. Trong khi ngược lại, vì phải "3 tại chỗ" nên chi phí ăn ở, điện nước... của chúng tôi lại tăng lên".

Theo ông Huỳnh Văn Chính thì những khó khăn đến từ việc chỉ 1/3 người lao động được phép tham gia sản xuất và vấn đề chi phí ăn ở, điện nước... phát sinh khi "3 tại chỗ" không phải là vấn đề của riêng 29.3 hay một vài doanh nghiệp mà là khó khăn chung của khoảng 100 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đang hoạt động thời điểm này. "Nếu thành phố không sớm có giải pháp thì chúng tôi sẽ rất khó để cầm cự trong mùa dịch", ông Chính nói.

Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết: "Đến thời điểm nay Ban quản lý chưa nhận được đề xuất bằng văn bản của các doanh nghiệp nên chưa thể có ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có đề xuất cụ thể, chúng tôi sẽ đề xuất với thành phố xem xét", ôn Sơn nói.

Cũng theo ông Phạm Trường Sơn, hiện thành phố Đà Nẵng đang có chính sách miễn giảm tiền điện nước cho người dân bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 và đang giao cho các sở ban ngành tổng hợp để thực hiện.

Cùng chuyên mục

Cát Tường Group: Nợ thuế tăng mạnh, hàng tồn kho phình to
Tính đến thời điểm cuối năm 2022, nợ phải trả Cát Tường Group đạt 1.933 tỉ đồng, tăng thêm 679% so với hồi đầu năm. Đáng chú ý khi Cát tường Group đã phát sinh khoảng 1.436 tỉ đồng nợ vay tài chính, trong khi hồi đầu năm không ghi nhận.
Thu hút người tài không dễ, giữ chân được họ càng khó
Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.