Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 25/01/2025 16:37 (GMT+7)

Đã khởi tố mới 825 vụ án, 1.646 bị can phạm tội về tham nhũng trong năm 2024

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong năm 2024, lực lượng cảnh sát kinh tế toàn quốc đã khởi tố mới 825 vụ/1.646 bị can phạm tội về tham nhũng (tăng 16,4% so với năm 2023); thu hồi được 1.334,6 tỉ đồng cùng nhiều tài sản có giá trị, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an năm 2024 của Bộ Công an.

Cụ thể, theo đại diện Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an còn cho biết, công tác phòng chống tham nhũng năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Lực lượng cảnh sát kinh tế toàn quốc đã khởi tố mới 825 vụ/1.646 bị can phạm tội về tham nhũng (tăng 16,4% so với năm 2023); thu hồi được 1.334,6 tỉ đồng cùng nhiều tài sản có giá trị, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Trong đó, đã xử lý nhiều bị can nguyên là cán bộ cấp cao như: Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh... được Đảng, Nhà nước, các ngành các cấp và nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong năm 2025 và các năm tiếp theo công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được Bộ Công an đẩy mạnh quyết liệt trên tinh thần cuộc chiến này không bao giờ “chùng xuống”, không có “ngoại lệ”, không có “vùng cấm” và “đấu tranh phòng chống tham nhũng không cản trở phát triển kinh tế”.

Ngoài tội phạm tham nhũng, trong năm 2025 Bộ Công an còn chỉ đạo điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi gây lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước và nhân dân, góp phần khơi thông mọi nguồn lực, của cải để phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

Theo Báo cáo, năm 2024, lực lượng Công an nhân dân đã chủ động nhận diện, kịp thời tham mưu, đề xuất, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm để phòng ngừa, đấu tranh, xử lý góp phần kiềm chế, kéo giảm tội phạm, từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh. Điều tra, khám phá hơn 48.000 vụ phạm tội về trật tự xã hội; bắt, vận động đầu thú, thanh loại hơn 3.900 đối tượng truy nã.

Nhiều đường dây, tổ chức tội phạm lớn, xuyên quốc gia liên quan ma túy, buôn bán người, lừa đảo trực tuyến, tham nhũng, buôn lậu… gây bức xúc, bất an trong nhân dân bị phát hiện, triệt phá. Phát hiện hơn 29.900 vụ, hơn 51.300 đối tượng phạm tội về ma túy; hơn 4.600 vụ, hơn 8.000 đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế.

Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được triển khai quyết liệt; kiên quyết, kiên trì, kiểm tra, kiểm soát xử lý các vi phạm về nồng độ cồn, bước đầu hình thành văn hóa đã uống rượu, bia không lái xe. Bên cạnh đó, lực lượng CAND đã tổ chức tham gia cứu nạn, cứu hộ hơn 4.700 vụ, cứu được hơn 11.800 người.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Vingroup khởi công siêu đô thị ESG hàng đầu thế giới Vinhomes Green Paradise
Ngày 19/4/2025 – Chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
Người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo lắng, bất an vì đã lỡ mua, sử dụng các sản phẩm sữa và thuốc chữa bệnh này. Vậy, người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?