Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 29/11/2022 13:56 (GMT+7)

Cụ bà nhập viện khẩn vì ngậm đá để 'chữa bệnh' rồi vô tình nuốt luôn

Theo dõi GĐ&PL trên

Khi đang ngậm viên đá không rõ nguồn gốc, bệnh nhân vô tình ngủ quên và nuốt luôn viên ngậm. Khi tỉnh dậy, thấy cổ họng vướng nên người bệnh đã đến bệnh viện.

Ngày 22/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận trường hợp bà N.T.B (70 tuổi, địa chỉ tại TT Kép, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng hoang mang, lo sợ, cảm giác vướng, đau nhức ở vùng cổ do nuốt phải dị vật trong lúc ngủ.

Cụ bà nhập viện khẩn vì ngậm đá để 'chữa bệnh' rồi vô tình nuốt luôn Ảnh 1
Dị vật được các bác sĩ lấy ra. (Ảnh: BVCC).

Theo lời người nhà bà B. kể lại, cách đây vài ngày bệnh nhân bị ho nhiều nên đã tự ngậm một viên đá không rõ nguồn gốc, được quảng cáo là có thể chữa bách bệnh.

Khi đang ngậm, vô tình bệnh nhân ngủ quên và nuốt luôn viên ngậm. Khi tỉnh dậy, thấy cổ họng vướng nên người bệnh đã đến bệnh viện.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sau khi được bác sĩ thăm khám và chụp X-quang thấy có dị vật cản quang kích thước 2 cm ở thực quản. Người bệnh được chỉ định nội soi thực quản – dạ dày để gắp dị vật.

Theo ThS. BS Vũ Ngọc Huyền, Trưởng khoa Thăm dò chức năng, là người trực tiếp tiến hành nội soi thực quản - dạ dày gắp dị vật cho bệnh nhân, cho biết ca bệnh này là dị vật mà người bệnh nuốt phải to, góc cạnh, trơn, nên rất khó gắp ra.

Các bác sĩ phải rất khéo léo mới gắp được dị vật ra khỏi đường tiêu hóa, không để dị vật đi sâu vào cơ thể.

Bác sĩ Huyền cũng cảnh báo người dân không nên tự ý sử dụng hoặc ngậm các vật có hình dáng tròn, cứng, trơn… dễ gây hóc do nuốt phải.

Các vật này có thể kẹt tại đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp (đường thở). Nguy hiểm nhất là dị vật đường thở có thể gây ngừng thở, ngừng tim nếu không được phát hiện, xử lý cấp cứu kịp thời.

Trong trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa, người dân cần đến ngay cơ sở y tế có trang bị phương tiện nội soi thực quản dạ dày để mau chóng lấy dị vật ra đúng cách.

Không nên tự ý dùng tay móc dị vật ra khiến dị vật chui sâu vào đường tiêu hóa hoặc gây nên hiện tượng trầy xước đường tiêu hóa.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống bệnh sởi
Trước tình hình dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo: Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa, cách phòng tránh hiệu quả
Khi giao mùa, thời tiết chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ ẩm sang khô có thể trở thành tác nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, một số đối tượng nhất định dễ bị ảnh hưởng hơn cả. Vậy ai là đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa?
Nhờ thợ cắt tóc cắt bao quy đầu, Nam thanh niên cấp cứu gấp
Một nam thanh niên nhập viện trong tình trạng chảy máu không ngừng ở vùng kín sau khi tự ý thuê thợ cắt tóc về nhà để thực hiện cắt bao quy đầu. Hành động liều lĩnh này không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe mà còn là lời cảnh báo về những hậu quả khôn lường khi thực hiện thủ thuật y khoa mà không có chuyên môn.

Tin mới

Phạt 80 triệu đồng và đình chỉ hoạt động Viện thẩm mỹ Quốc tế TK Korea
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã đưa ra quyết định xử phạt đối với Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Kovibe số tiền 80 triệu đồng vì những vi phạm nghiêm trọng tại Viện Thẩm mỹ Quốc tế TK Korea, tọa lạc tại 7 Trần Quang Diệu, Phường 14, đã thực hiện các hành vi can thiệp xâm lấn trái phép vào cơ thể người, vi phạm theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước
Hành trình thiện nguyện của CBNV Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam, những em nhỏ mất cha mẹ do dịch bệnh Covid-19, những cụ già neo đơn không nơi nương tựa hay nữ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo tại 29 tỉnh, thành trên cả nước…