Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/02/2025 09:41 (GMT+7)

Công dân có thể cung cấp bản chụp chứng minh quan hệ nhân thân khi đăng ký cư trú

Theo dõi GĐ&PL trên

Công dân có trách nhiệm cung cấp bản sao, bản chụp, bản điện tử một trong các giấy tờ, tài liệu chứng minh về quan hệ nhân thân khi cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu.

Cụ thể, khoản 1 Điều 6 Nghị định 154/2024/NĐ-CP đã quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin quan hệ nhân thân khi đăng ký cư trú.

Theo đó, công dân cung cấp thông tin về quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình cho cơ quan đăng ký cư trú khi nộp hồ sơ đăng ký cư trú.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm khai thác thông tin này trong Căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Kho quản lý dữ liệu điện tử tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác khác.

Trường hợp không khai thác được thông tin chứng minh về quan hệ nhân thân trong các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm kiểm tra, xác minh để giải quyết thủ tục về cư trú. Công dân có trách nhiệm cung cấp bản sao, bản chụp, bản điện tử một trong các giấy tờ, tài liệu chứng minh về quan hệ nhân thân khi cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu.

Ngoài ra, các trường hợp đăng ký thường trú phải nộp giấy tờ tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân tại Điều 6 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020. Theo đó, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

Cùng chuyên mục

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Hà Nội đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm giao thông: Cân nhắc thời điểm áp dụng và sự đồng thuận của người dân
Việc tăng mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tại TP. Hà Nội là một giải pháp cần thiết nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc. Tuy nhiên, việc thực hiện cần được cân nhắc kỹ lưỡng, lắng nghe ý kiến của người dân, đồng thời kết hợp với nhiều giải pháp hỗ trợ để đảm bảo hiệu quả lâu dài và xây dựng văn hóa giao thông văn minh trên địa bàn thành phố.

Tin mới

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.