Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 31/01/2024 07:29 (GMT+7)

Công bố Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 20221-2030

Theo dõi GĐ&PL trên

Sáng 30/1, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công dự án Khu đô thị mới Bắc Châu Giang (Thành phố Phủ Lý).

Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố lân cận trong vùng đồng bằng sông Hồng.

Về phía tỉnh Hà Nam có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố…

tm-img-alt
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Nam. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, tỉnh Hà Nam cần chú trọng đẩy nhanh chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ cao. Trong phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh cần quy hoạch vùng nuôi trồng và chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, sản xuất an toàn, hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao để cung cấp cho thị trường Hà Nội và các đô thị. Trong phát triển công nghiệp, Hà Nam cần triển khai đồng bộ, quyết liệt việc tái sử dụng, tái chế chất thải rắn, nước thải đô thị, công nghiệp, làng nghề bằng công nghệ hiện đại.

Tỉnh đẩy mạnh phát triển chuỗi đô thị vệ tinh để tận dụng lợi thế của vùng Thủ đô và hệ thống hạ tầng kết nối; đảm bảo quỹ đất cho phát triển đô thị theo chức năng như đô thị đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, y tế.

Để thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế, nâng cao năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, Hà Nam cần tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án y tế, giáo dục; thu hút các trường đại học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu đầu tư các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hướng tới mục tiêu trở thành một trong những trung tâm cung cấp dịch vụ y tế, sức khỏe, giáo dục, đào tạo chất lượng cao của Thủ đô và vùng đồng bằng sông Hồng. Tỉnh cũng triển khai hiệu quả các chính sách về nhà ở nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, đảm bảo dịch vụ xã hội và hệ thống an sinh cho mọi người dân, tạo nên sức hút hấp dẫn cho lao động có trình độ cao đến với địa phương.

Hà Nam cần ưu tiên triển khai các dự án hạ tầng kết nối liên vùng, hạ tầng số, logistics; phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa lớn.... Cùng với đó, phát triển hạ tầng xã hội, không gian văn hóa công cộng đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của người dân; khai thác, phát huy hiệu quả những công trình hạ tầng hiện đại đã, đang hoặc sẽ được đầu tư mở ra không gian phát triển rộng mở, đa chiều, đa trung tâm…, để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Tỉnh tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đổi mới tác phong lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng chính quyền số gắn với cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy, Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện “tư duy mới, tầm nhìn mới”, phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch cấp quốc gia, Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX.

Theo đó, Hà Nam lựa chọn 3 đột phá phát triển gồm: Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ). Năm trụ cột tăng trưởng kinh tế được tỉnh xác định gồm: Phát triển công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phát triển công nghệ cao, trọng tâm là phát triển Khu công nghệ cao Hà Nam; khai thác và phát huy hiệu quả tài nguyên du lịch; tập trung phát triển Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc; mở rộng không gian đô thị, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng khung đô thị, tạo động lực phát triển thương mại, dịch vụ và logistics; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, sản xuất an toàn, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.

Tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của Vùng đồng bằng sông Hồng; tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị thông minh, hiện đại; là trung tâm hậu cần về công nghiệp, công nghệ cao, y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, dịch vụ du lịch, thương mại của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy khẳng định, tỉnh sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phát huy nội lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển tỉnh Hà Nam theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Để thực hiện tốt nội dung theo Quy hoạch, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đề nghị, các cấp, các ngành, địa phương phối hợp tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tính liên kết, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, định hướng phát triển tổng thể; chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch để vừa bảo đảm bảo việc triển khai trong thực tế, vừa tận dụng tối đa các nguồn lực trong quá trình thực hiện.

Các ngành, địa phương khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, nhất là quy hoạch về đất đai, xây dựng theo quy định; tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật; tập trung thực hiện các định hướng lớn tạo đột phá trong phát triển, trọng tâm là phát triển 5 trụ cột kinh tế quan trọng; tiếp tục đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy chính quyền số làm động lực để phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tỉnh quan tâm đầu tư phát triển văn hóa hài hòa với kinh tế, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Dịp này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khởi công Dự án Công viên chủ đề kết hợp nhà ở và dự án Khu đô thị mới Bắc Châu Giang, thành phố Phủ Lý.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ siết chặt công tác đấu giá quyền sử dụng đất
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các địa phương cần đánh giá hiệu quả của việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá, đặc biệt tránh tổ chức đấu giá tại khu vực có giá khởi điểm thấp, không đủ bù đắp chi phí giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng.
Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới

Khám phá thế giới túi xách nữ hàng hiệu: Đâu là lựa chọn hoàn hảo cho bạn?
Túi xách, món phụ kiện không thể thiếu trong tủ đồ của phái đẹp. Với sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu, túi xách đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc thể hiện cá tính. Việc lựa chọn một chiếc túi phù hợp không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn giúp bạn khẳng định gu thẩm mỹ của mình.
Cơ sở vật chất hiện đại tại Myrehab Matsuoka - Nâng tầm phục hồi chức năng dây chằng chéo trước
Yếu tố cơ sở vật chất hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả phục hồi chức năng (PHCN) dây chằng chéo trước, giảm nguy cơ tái chấn thương. Trung tâm Trị liệu & PHCN hợp tác Việt Nam - Nhật Bản MYREHAB MATSUOKA tự hào là đơn vị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, trang bị công nghệ hàng đầu, mang đến cho người bệnh trải nghiệm PHCN hiệu quả và an toàn.
Nhìn lại “đảo ngọc” sau một thập kỷ, điều gì góp phần tạo nên kỳ tích?
Nhằm thực hiện quy hoạch phát triển theo phê duyệt của Chính phủ, ngoài sự quyết liệt của hệ thống chính quyền thành phố, Phú Quốc còn có một lợi thế đặc biệt để sớm trở thành đô thị biển đảo, trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, đó là thu hút được những nhà đầu tư có tiềm lực và có tầm nhìn.