Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 05/01/2023 16:20 (GMT+7)

Con bị cô giáo nhận xét học chậm, bố mẹ dạy theo cách này, bé vẫn học giỏi chậm mà chắc

Theo dõi GĐ&PL trên

Những cách sau đây có thể giúp trẻ cải thiện trí thông minh, kích thích trí não phát triển tốt hơn.

Con bị cô giáo nhận xét "học chậm", bố mẹ dạy theo cách này, bé vẫn học giỏi chậm mà chắc - 1

Theo một số chuyên gia, ngoài kiến thức trẻ được trên trường, thì phương pháp dạy tốt để con nhanh tiếp thu kiến thức mới, cải thiện IQ, nâng cao kỹ năng được thông qua các hoạt động, trải nghiệm và tương tác trong cuộc sống hàng ngày.

Trong đó, sự hướng dẫn của bố mẹ là rất quan trọng để trẻ phát triển trí tuệ tốt. Những cách sau đây có thể giúp trẻ cải thiện trí thông minh, kích thích trí não phát triển tốt hơn.

Con bị cô giáo nhận xét "học chậm", bố mẹ dạy theo cách này, bé vẫn học giỏi chậm mà chắc - 2

Tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo

Điều quan trọng để trẻ thông minh hơn là giúp con biết tìm tòi, khám phá, sáng tạo mỗi ngày. Bởi trẻ nhỏ thông qua việc bắt chước những hành động của người lớn để học hỏi và phát triển.

Trước tiên, bố mẹ hãy khuyến khích để con có động lực cố gắng và nhìn nhận sự việc theo một khía cạnh tích cực. Nếu trẻ vẽ mãi chưa hoàn chỉnh một bức tranh, mẹ có thể vẽ cùng con. Các hoạt động liên quan đến màu sắc như vẽ, cắt giấy thủ công, pha màu nước, trò chơi thời trang,… có tác dụng giúp trẻ phát triển năng lực tư duy sáng tạo hiệu quả. Do đó, bố mẹ hãy mua sắm những vật dụng này để con có thể vui chơi, tạo ra bất cứ thứ gì chúng muốn. Điều này sẽ giúp con thể hiện được những gì mà chúng hình dung về thế giới bằng sự sáng tạo cao nhất của riêng mình.

Con bị cô giáo nhận xét "học chậm", bố mẹ dạy theo cách này, bé vẫn học giỏi chậm mà chắc - 3
Bố mẹ có thể cùng trẻ học vẽ tranh, giúp con kích thích khả năng sáng tạo.
Con bị cô giáo nhận xét "học chậm", bố mẹ dạy theo cách này, bé vẫn học giỏi chậm mà chắc - 4

Dạy trẻ “học” không ngừng

Bố mẹ hãy kích thích các giác quan của trẻ thông qua trò chơi, những vật thể hình khối, âm thanh kích thích trí tò mò của trẻ. Tuy nhiên bạn phải kiên trì, “học” không ngừng nhưng “học” từng chút một, hạn chế việc nhồi nhét quá nhiều thứ vào đầu trẻ dễ khiến trẻ bị áp lực và không còn hứng thú với kiến thức mới.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra âm nhạc có tác dụng giúp phát triển trí nhớ, sự tập trung. Âm nhạc còn giúp giảm thiểu căng thẳng và tăng động lực học tập. Vì vậy, bố mẹ có thể cho con tiếp xúc với âm nhạc từ sớm và khuyến khích con học chơi một số nhạc cụ như trống, piano, sáo… để kích thích tiềm năng bên trong trẻ.

Tiếp theo, bố mẹ có thể giúp trẻ học hỏi không ngừng thông qua việc đọc cho con nghe về mọi thứ xung quanh ngay từ khi còn nhỏ, tựa như một hướng dẫn viên du lịch, cùng con đi khám phá thế giới bí ẩn. Điều này không chỉ giúp não phát triển hơn mà còn giúp con tích lũy được nhiều vốn từ hơn và hiểu biết nhiều điều hơn.

Đọc sách cũng là thói quen mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của con. Khi được rèn luyện thói quen này, con sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức, có tinh thần tự học và tư duy phát triển tốt hơn. Để làm được điều này, đòi hỏi bố mẹ cũng nên kiên nhẫn giải đáp các câu hỏi đôi khi khó hiểu của trẻ. Từ việc giải thích những điều này với con, bố mẹ có thể giúp con biết thêm nhiều thông tin và dự đoán được nhiều điều. Bộ não sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi càng có nhiều thông tin dự đoán đúng.

Con bị cô giáo nhận xét "học chậm", bố mẹ dạy theo cách này, bé vẫn học giỏi chậm mà chắc - 5
Bố mẹ hãy kích thích năm giác quan của trẻ ngay từ khi trẻ được sinh ra thông qua các trò chơi.
Con bị cô giáo nhận xét "học chậm", bố mẹ dạy theo cách này, bé vẫn học giỏi chậm mà chắc - 6

Đưa trẻ đi chơi

Khi trẻ vui chơi là trẻ đang tạo ra nền tảng để phát triển các kỹ năng xã hội trí tuệ, thể chất và cả tình cảm của mình. Đặc biệt khi trẻ được chơi cùng với những trẻ khác cũng sẽ phát triển, học hỏi và biết đến cảm nhận của người khác.

Hãy đưa trẻ đến một số địa điểm như viện bảo tàng hoặc các điểm du lịch, những chuyến đi rất có ích cho sự phát triển tư duy và trí thông minh của trẻ. Khi được đi nhiều nơi, trẻ sẽ có cơ hội quan sát, học hỏi và khám phá nhiều điều mới.

Sau mỗi chuyến đi, bố mẹ hỏi lại con đã học được những gì, lắng nghe, chia sẻ cùng con và dạy con thêm về những kiến thức mới. Qua đó, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, kỹ năng quan sát cũng như học thêm được nhiều điều mới về thế giới xung quanh.

Nếu có điều kiện hãy đưa trẻ đi du lịch nước ngoài, việc tiếp xúc càng nhiều người ở các nền văn hóa khác nhau, hay đến từ các quốc gia khác nhau sẽ giúp con tương tác thường xuyên với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Điều này giúp não bộ phát triển hơn và giúp trẻ học tập tốt hơn trong tương lai.

Con bị cô giáo nhận xét "học chậm", bố mẹ dạy theo cách này, bé vẫn học giỏi chậm mà chắc - 7
Khi được đi nhiều nơi, trẻ sẽ có cơ hội quan sát, học hỏi và khám phá nhiều điều mới.
Con bị cô giáo nhận xét "học chậm", bố mẹ dạy theo cách này, bé vẫn học giỏi chậm mà chắc - 8

Quan tâm đến sự phát triển thể chất của trẻ

Bên cạnh ăn uống đầy đủ chất để trẻ phát triển khỏe mạnh thì tập thể dục cũng là cách giúp trẻ thông minh hơn. Thể thao có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, do đó, thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu mới và cải thiện lưu thông máu trong não.

Theo nghiên cứu, một đứa trẻ càng khỏe mạnh về thể chất thì hồi hải mã (bộ phận có chức năng giúp định hướng) càng lớn, điều này được cho là có liên quan đến khả năng học tập và trí nhớ của trẻ trong tương lai. Cụ thể, các bài tập vận động sẽ giúp điều hòa lượng máu lên não, tái tạo tế bào não. Từ đó giúp tăng cường hoạt động não bộ, tinh thần minh mẫn, lạc quan hơn.

Bố mẹ nên khuyến khích con trẻ thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục, thể thao, hay đơn giản chơi đùa ngoài trời cùng con… Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú hơn.

Con bị cô giáo nhận xét "học chậm", bố mẹ dạy theo cách này, bé vẫn học giỏi chậm mà chắc - 9
Các bài tập vận động sẽ giúp điều hòa lượng máu lên não, tái tạo tế bào não.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.