Có nhiều cách để cải thiện chỉ số IQ cho trẻ, nhưng đây là 3 cách dễ làm nhất, được chuyên gia khuyến khích
Những đứa trẻ thông minh thường bộc lộ khả năng sớm, điều quan trọng là bố mẹ nhận ra và có phương pháp nuôi dưỡng giúp con phát huy tối đa.
Nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc làm thế nào để cải thiện trí thông minh? Cách tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ là gì? Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản mà bố mẹ có thể áp dụng để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ tốt nhất.
3 hành vi kỳ quặc ở trẻ, nhưng là dấu hiệu có trí thông minh cao
Thích vẽ
Từ khoảng 1-3 tuổi, hầu hết trẻ em trải qua giai đoạn nhạy cảm với hình ảnh. Việc vẽ tranh có thể thúc đẩy sự phát triển trí não và tăng cường khả năng vận động tinh của trẻ.
Mỗi cử động tinh tế, phức tạp và điêu luyện của ngón tay trẻ em tạo ra nhiều kết nối thần kinh trong não bộ, và điều này có liên quan đến trí thông minh.
Đồng thời, nó cũng có thể rèn luyện trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ, giúp trẻ hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và thể hiện bản thân một cách sáng tạo.
Có nhiều trò chơi khăm
Nhiều nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng, một số trẻ thông minh thích làm những điều kỳ quặc, đôi khi là đứa con "hư" trong mắt bố mẹ, nhưng đó có thể là biểu hiện của chỉ số IQ cao. Nếu bố mẹ phát hiện sớm và tận dụng, dạy dỗ kịp thời thì trẻ sẽ phát triển trí thông minh tốt hơn.
Nếu trẻ có những trò chơi khăm như rải muối lên giường hoặc đặt con sâu bướm lên vỏ gối, có thể làm bố mẹ "phát cáu" nhưng theo góc nhìn của chuyên gia, đây là tín hiệu tốt cho quá trình phát triển não bộ của trẻ.
Trẻ thích nghịch ngợm này có thể phản ánh sự khám phá, tò mò và khả năng tưởng tượng của trẻ. Đây là những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển và học tập về sau.
Thích tháo rời các loại đồ chơi
Nhiều trẻ thích tháo rời đồ chơi đồ chơi, món đồ mới mua được tháo rời chỉ sau vài ngày, như thể mình là "chuyên gia tháo dỡ chuyên nghiệp, khiến bố mẹ phải đau đầu.
Đặc biệt là một số bé trai thích tháo rời và lắp đặt lại. Tháo dời đồ chơi yêu cầu trẻ sử dụng khả năng tư duy không gian, quan sát và logic để hiểu cách các phần của đồ chơi tương tác với nhau và làm thế nào để tháo rời chúng. Nó cũng yêu cầu khả năng giải quyết vấn đề và khéo léo trong việc sắp xếp các phần còn lại.
Vậy bố mẹ nên làm gì để cải thiện trí thông minh đúng hướng cho trẻ?
Khuyến khích trẻ sử dụng cả hai tay
Hầu hết chúng ta đều thuận tay trái, một số ít dân số thuận tay trái. Nhiều nghiên cứu chứng minh, đứa trẻ thuận tay trái thường có sự phát triển não phải vượt trội. Nhiều người nổi tiếng cũng thuận tay trái như họa sĩ Da Vinci, diễn viên hài Chaplin, nhà bác học Einstein, người sáng lập Microsoft Bill Gates...
Bởi não phải chủ yếu tiếp nhận thông tin phi ngôn ngữ, chẳng hạn như trí tưởng tượng, âm nhạc, đồ họa,... những người thuận tay trái có xu hướng thể thao hơn, giỏi hơn trong các nhiệm vụ phức tạp và có trí nhớ tốt hơn.
Bố mẹ có thể hướng dẫn con sử dụng tay trái một cách có ý thức bằng cách khuyến khích việc cầm đồ vật và viết bằng tay trái. Điều này có thể giúp kích thích sự phát triển toàn diện của não bộ và khả năng sáng tạo của trẻ.
Đối với trường hợp đặc biệt đứa trẻ thuận cả hai tay, đây là tín hiệu tốt, bố mẹ có thể hướng dẫn con theo các hoạt động sau.
Vẽ và tô màu: Khuyến khích trẻ vẽ và tô màu bằng cả hai tay. Điều này giúp phát triển khả năng tư duy không gian, tăng cường trí nhớ và cải thiện khả năng cầm bút.
Xếp hình và lắp ráp: Cho trẻ chơi các trò chơi xếp hình hoặc lắp ráp. Đây là những hoạt động thú vị để rèn luyện khả năng tư duy logic, tập trung và phối hợp giữa cả hai tay.
Chơi các trò chơi như bắt chéo, cắt giấy, gập origami: Những hoạt động này tập trung vào sự phối hợp giữa cả hai tay và tăng cường khả năng tư duy không gian và trực quan của trẻ.
Dùng bàn chải đánh răng: Khuyến khích trẻ sử dụng cả hai tay để đánh răng. Điều này giúp rèn luyện khả năng điều khiển và phối hợp giữa cả hai tay.
Hướng dẫn trẻ chơi nhạc cụ: Nếu trẻ thích âm nhạc, mẹ có thể dạy con chơi các nhạc cụ như đàn piano, guitar hoặc trống. Các hoạt động này yêu cầu sự phối hợp giữa cả hai tay và rèn luyện khả năng điều khiển và linh hoạt.
Cho trẻ làm quen với đồ chơi giáo dục
Các loại đồ chơi giáo dục không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ mà còn giúp rèn luyện nhiều khả năng khác nhau trong quá trình chơi.
Trẻ có thể phát triển khả năng chú ý, quan sát và nhiều kỹ năng khác, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy và thực hành. Điều đặc biệt là các đồ chơi giáo dục không đòi hỏi sự hướng dẫn riêng từ bố mẹ, mà cho phép trẻ tự tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh một cách tự do.
Trong thế giới của các đồ chơi giáo dục, trẻ cũng có thể hiệu quả nâng cao trí thông minh của mình mà không cần lo lắng hay tốn nhiều công sức.
Nhiều loại đồ chơi được thiết kế để phát triển trí tuệ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Điều này cho phép các bậc cha mẹ ưu tiên lựa chọn những đồ chơi này với sự tự tin.
Xếp hình và khối lego: Đồ chơi như lego, các bộ xếp hình gỗ giúp trẻ rèn luyện khả năng xây dựng, tư duy không gian và khéo léo.
Đồ chơi logic và câu đố: Các trò chơi như Rubik's Cube, Sudoku, Tangram hoặc bộ câu đố giúp trẻ phát triển tư duy logic, sự tập trung và khả năng giải quyết vấn đề.
Đồ chơi học số và chữ cái: Bảng học số, bảng chữ cái, bộ ghép số hoặc chữ cái từ gỗ giúp trẻ nhận biết và học các khái niệm cơ bản về số học và ngôn ngữ.
Cùng trẻ tháo rời đồ chơi
Trong một góc nhìn khác, việc yêu cầu trẻ sử dụng đồ chơi cẩn thận có thể làm trở ngại cho sự phát triển trí não của trẻ. Mỗi khi trẻ được cho một món đồ chơi, sẽ luôn muốn tìm hiểu tại sao nó di chuyển, nó hoạt động như thế nào... Điều này phản ánh nhu cầu tìm hiểu và khám phá tri thức của trẻ.
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách tháo gỡ, điều này sẽ kích thích tính tò mò của trẻ và đồng thời tăng cường việc rèn luyện não bộ của trẻ. Ngay cả khi trẻ không thể tháo rời theo hướng dẫn, việc nhìn vào các bộ phận bên trong cũng đủ làm hài lòng trẻ.
Điều tốt nhất là hướng dẫn trẻ cách tháo rời để sau đó có thể lắp lại cùng trẻ. Quá trình lắp ráp sản phẩm sẽ trở thành cơ hội học tập quan trọng cho trẻ.