Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 25/01/2021 11:38 (GMT+7)

Cô gái Hà Nội thu nhập 330 tỷ đồng/năm nhờ viết phần mềm cho Google Play và App Store

Theo dõi GĐ&PL trên

Thông tin cho biết, cá nhân này là nữ giới, 28 tuổi, có hộ khẩu tại Quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.

VTV đưa tin, Chi Cục Thuế Quận Cầu Giấy trong năm 2020 đã ghi nhận một cá nhân thu nhập tới 330 tỷ đồng tự nguyện đến kê khai và nộp thuế.

Thông tin cho biết, cá nhân này là nữ giới, 28 tuổi, có hộ khẩu tại Quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội. Hiện làm công việc sáng tác phần mềm đăng tải trên Google Play và App Store. Với tổng thu thập 330 tỷ đồng, cô gái đã nộp thuế 23,4 tỷ đồng.

Cô gái Hà Nội thu nhập 330 tỷ đồng/năm nhờ viết phần mềm cho Google Play và App Store Ảnh 1
(Ảnh: VTV).

Một cá nhân khác nộp thuế tiêu biểu cũng thuộc Quận Cầu Giấy là một chàng trai 30 tuổi. Cá nhân này cũng sáng tác phần mềm đăng tải trên các ứng dụng. Với thu thập 260 tỷ đồng, cá nhân này đã nộp thuế 18,1 tỷ đồng.

Trong năm 2020, riêng cục thuế Quận Cầu giấy đã có 65 cá nhân kinh doanh online kê khai và nộp thuế tới 55 tỷ đồng. Ngoài ra, còn hàng trăm cá nhân khác đã tự động kê khai nhưng chưa đến ngưỡng phải nộp thuế và vẫn trong diện quản lý.

Cô gái Hà Nội thu nhập 330 tỷ đồng/năm nhờ viết phần mềm cho Google Play và App Store Ảnh 2
(Ảnh: VTV).

Năm 2020, Hà Nội thu thuế từ thương mại điện tử đạt 123 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với năm 2019. VTV cho hay thời gian tới, Cục thuế TP Hà Nội tiếp tục sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý chặt chẽ các cá nhân này.

Với trường hợp được cục thuế thông báo hướng dẫn hỗ trợ nhưng vẫn cố tình không kê khai nộp thuế sẽ bị thanh, kiểm tra, xử phạt đối với hành vi trốn thuế theo quy định, thậm chí bị chuyển sang cơ quan điều tra khởi tố nếu không chấp hành các quyết định thanh, kiểm tra.

Cô gái Hà Nội thu nhập 330 tỷ đồng/năm nhờ viết phần mềm cho Google Play và App Store Ảnh 3
(Ảnh minh hoạ: Devathon).

Đầu năm 2019, một nam thanh niên 20 tuổi, cư trú tại quận Tân Bình (TP.HCM) cũng có thu nhập hơn 41 tỉ đồng từ viết phần mềm trò chơi trên Google trong năm 2018. Tuy nhiên, cá nhân nhân này thuộc diện cưỡng chế truy thu thuế và liệt vào danh sách những vụ thanh tra thương mại.

Cô gái Hà Nội thu nhập 330 tỷ đồng/năm nhờ viết phần mềm cho Google Play và App Store Ảnh 4
(Ảnh minh hoạ: Scutify).

Theo Báo Lao Động, năm 2018, Cục Thuế TPHCM đã nhiều lần gửi giấy mời nam thanh niên lên làm việc. Đồng thời lập biên bản xác nhận thu nhập hơn 41,4 tỉ đồng do cung cấp dịch vụ quảng cáo cho Google trên phần mềm ứng dụng trò chơi.

Trên cơ sở này, Cục thuế TP.HCM đã ra quyết định truy thu thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân và phạt tiền thuế chậm nộp với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục

Edurun 2024: Quyên góp kỷ lục 5 tỷ đồng để xây trường vùng xa
Edurun – Giải chạy vì giáo dục thường niên của Vinschool – mùa 2024 vừa khép lại với số tiền quyên góp kỷ lục nhất (từ 2015 đến nay) 5 tỷ đồng cho hoạt động xây dựng trường cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Tiếp nối hành trình nhân ái với sứ mệnh “thu hẹp khoảng cách giáo dục”, sự kiện năm nay ghi dấu ấn với quy mô lớn thu hút hơn 10.000 vận động viên.

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.