Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 04/10/2023 06:40 (GMT+7)

Chuyển hơn 30.000 phản ánh về cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo sang cơ quan Công an

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ này đã chuyển hơn 30.000 phản ánh về cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo sang cơ quan Công an.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, Bộ TT&TT cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng đài 5656/156 của Bộ TT&TT đã tiếp nhận hơn 570 nghìn phản ánh trong đó có hơn 104 nghìn phản ánh về các cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo.

Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai kết nối, xác thực cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm chuẩn hoá thông tin thuê bao, xử lý các trường hợp vi phạm. Riêng trong tháng 7/2023, các doanh nghiệp viễn thông di động đã hoàn thành xử lý hơn 11 triệu thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm: Hơn 3,55 triệu thuê bao đã được chuẩn hoá; hơn 7,5 triệu thuê bao đã bị khoá 1 chiều, 2 chiều, thu hồi.

Bên cạnh đó, trung bình mỗi tháng các các doanh nghiệp viễn thông chặn, khóa 31 nghìn thuê bao có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo. Trong 6 tháng đầu năm 2023 các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện chặn 291 triệu tin nhắn rác.

Đáng chú ý, Bộ TT&TT cho biết, thông qua hệ thống hỗ trợ tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (đầu số 5656, 156 và website thongbaorac.ais.gov.vn), danh sách không nhận quảng cáo… Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), các doanh nghiệp viễn thông đã sàng lọc, xác thực, chuyển hơn 30 nghìn phản ánh về các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đến các đơn vị của Bộ Công an để phối hợp, điều tra xử lý.

Để ngăn chặn triệt các cuộc gọi rác có dấu hiệu lừa đảo, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động tiếp tục kết nối, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ đó rà soát, chuẩn hoá thông tin thuê bao; triển khai các biện pháp (thông báo, nhắn tin, tổ chức làm việc với các thuê bao; rà soát, làm rõ mục đích sử dụng, tạm dừng dịch vụ).

Ngoài ra, thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác (áp dụng các công nghệ mới) để đạt hiệu quả tối đa việc chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác; Chủ động theo dõi, kịp thời cảnh báo, tuyên truyền tới người dân các hình thức, dấu hiệu lừa đảo mới.

Cùng chuyên mục

Bắt tạm giam Phan Thị Lệ Thủy
Phan Thị Lệ Thủy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức tổ chức chơi biêu (hụi) online.
Cảnh giác chiêu trò giả mạo bán vé máy bay dịp Tết 2025 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng các chiêu trò, thủ đoạn tinh vi bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giá rẻ để lừa khách hàng. Do đó, cơ quan chức năng và các hãng hàng không đã khuyến cáo người dân cần phải tỉnh táo, kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.