Chuyên gia tâm lý: Đừng dạy con quá lương thiện, nói con nổi loạn theo 5 cách để thành công
Bố mẹ có thể áp dụng 5 nguyên tắc sau, nếu muốn nuôi dạy những đứa trẻ độc lập trong suy nghĩ, biết kiểm soát tốt cuộc sống của mình.
Một nhà tâm lý học người Đức đã tiến hành một thí nghiệm về sự phát triển nhân cách của trẻ em. Ông tập hợp hơn 100 trẻ và theo dõi từ khi mới biết đi cho đến khi trưởng thành.
Kết quả cho thấy 84% trẻ em có tinh thần nổi loạn trở nên độc lập và tự lập khi lớn lên. Đối với một nhóm trẻ em tương đối hiền lành khác, chỉ 24% khi lớn lên có chính kiến riêng, số còn lại về cơ bản là phục tùng. Nói cách khác, những đứa trẻ có tinh thần nổi loạn sẽ quyết đoán và dễ thành công hơn khi lớn lên.
Như nhà văn người Mỹ Alan Newhas đã nói: Những người có tinh thần mạnh mẽ thường không dễ bị cản trở bởi khó khăn và sự thay đổi, họ có thể vượt qua thử thách và tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho tương lai.
Những người có tinh thần mạnh mẽ không bị cản trở bởi những khó khăn và sự điều chỉnh, họ có thể vượt qua khó khăn, thử thách và tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho tương lai.
Đứa trẻ quyết đoán, có thể giữ vững niềm tin, nguyên tắc riêng, thường không sợ hãi khi theo đuổi những gì mình cho là đúng.
Vì vây, nếu muốn nuôi dạy những đứa trẻ quyết đoán, độc lập trong suy nghĩ, có ý thức kiểm soát cuộc sống của mình, bố mẹ nên áp dụng 5 nguyên tắc sau đây.
Biết sai có thể sửa
Một chuyên gia tâm lý kể câu chuyện bản thân lúc nhỏ, khi ông lên tiểu học, sẽ phải học bán trú, nên ông thường ăn trưa ở trường, sau đó bố mẹ sẽ thanh toán khoản chi phí đó.
Nhưng có một lần, ông không đưa tiền bữa ăn cho trường mà dùng để mua đồ ăn nhẹ. Khi người mẹ được giáo viên kể lại tình hình, ông lúc đó là cậu bé 9 tuổi đã nói dối rằng: “Con không mua đồ ăn khác, mẹ đến trường mà hỏi”.
Không ngờ người mẹ thật sự đã đưa con đến trường để xác minh, sau đó ông không giấu được nên đã nói thật: “Con đã mua đồ ăn vặt ạ!.”
Sau khi trở về nhà, ông đã rất lo lắng, nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ bị người bố nghiêm khắc đánh đập. Không ngờ người bố lại ân cần và chỉ nói: "Bố mẹ chưa bao giờ dạy con nói dối, con hãy xem lại hành động của mình". Sau lần đó, bản thân ông hiểu rằng trung thực là mấu chốt trong cuộc sống, dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên nói dối.
Buck Rogers nói: Tất cả chúng ta đều cần một số kinh nghiệm thất bại để học cách trưởng thành và tiến về phía trước từ những sai lầm đó
Chỉ khi bố mẹ thực sự coi sai lầm là cơ hội, thì trẻ mới có thể học hỏi và trưởng thành tốt hơn. Bởi khi đứa trẻ có kinh nghiệm, sẽ biết cách điều chỉnh hoặc hạn chế xảy ra điều tương tự như trước đây, dũng cảm lựa chọn con đường cho riêng mình.
Biết đánh giá năng lực của bản thân
Jin Weichun đã nói trong cuốn sách "Cuộc đời chỉ có một điều" rằng, "Trên đời chỉ có ba việc: Việc của mình, việc của người khác và việc của Chúa".
Chúng ta không có quyền kiểm soát công việc của người khác và công việc của Chúa, nhưng có thể đưa ra quyết định trong cuộc sống của chính mình.
Như trường hợp của chủ tịch Tesla Elon Musk, ngay từ khi còn nhỏ ông đã bộc lộ tài năng vượt trội. Ông rất thích đọc sách, khi học lớp 4 đã đọc tất cả sách trong thư viện của trường.
Ông không thích giao tiếp với người khác, chỉ luôn đắm chìm trong suy nghĩ của riêng mình. Vì vậy, ổng đã trải qua khoảng thời gian bị các bạn cùng lớp cô lập.
May mắn thay, mẹ của Musk chưa bao giờ cố gắng thay đổi tính cách của con mình, mà còn với ông rằng nếu con muốn ở một mình thì cũng không sao. Musk muốn đọc sách, mẹ ông đã cố gắng thỏa mãn nhu cầu bằng cách đưa ông đến hiệu sách và ngồi đó cả ngày.
Nhờ sự động viên của mẹ, ngay từ khi còn nhỏ, Musk đã tự tin vào ước mơ của mình là giải cứu thế giới. Giờ đây, ông càng nổi bật hơn khi muốn đưa con người di cư đến các hành tinh mới. Và ông cũng không tiếc công sức để phát triển năng lượng sạch, vì vậy Tesla đã rất thành công.
Robert Kiyosaki đã nói trong "Rich Dad Poor Dad": Mọi đứa trẻ đều là thiên tài và có thể làm được bất cứ điều gì.
Nhưng điều quan trọng, là bố mẹ nên khuyến khích trẻ tìm thấy tình yêu bên trong, khi một đứa trẻ trân trọng bản thân và nhận ra khả năng của mình, biết đâu sẽ mang lại điều kỳ diệu cho thế giới.
Biết từ chối nếu không hài lòng
Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài 3 năm, trong đó theo dõi cuộc sống của hơn 1.000 trẻ.
Kết quả cho thấy, nếu đứa trẻ từ chối người khác một cách hợp lý, thì có thể giảm hơn 90% những rắc rối không đáng có. Vì vậy, việc học cách nói "Không" trong những tình huống, quan trọng đến mức nó trở thành một kỹ năng cần phải có.
Ngược lại, những đứa trẻ không biết cách từ chối yêu cầu vô lý từ người khác thường sẽ lãng phí thời gian, nỗ lực vô ích, và thậm chí có thể làm hại chính mình.
Biết bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc
Nghiên cứu của Andrew J. Fuligi, giáo sư tại Đại học California, Hoa Kỳ, cho thấy: Những đứa trẻ dám nói "không" với bố mẹ, biết bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình thường trở nên độc lập.
Nếu gia đình có một đứa con dám nghĩ và làm, có khả năng tự suy nghĩ, thì đó là một điều đáng mừng. Điều này cho thấy trẻ có phương pháp làm việc, cách hành xử phù hợp với nhận thức về đúng sai và ý thức về giá trị. Không cần phải dựa vào những yếu tố tác động bên ngoài, bởi vì bên trong trẻ đã có sức mạnh riêng.
Trong một số trường hợp, bố mẹ cần thể hiện sự yếu đuối và rút lui một cách thích hợp khi con cái có lý, dám thể hiện bản thân. Giúp trẻ tự tin, dám nghĩ và làm, và có những quy tắc ứng xử riêng. Bằng cách này, trẻ có thể kiên quyết phản kháng khi gặp phải những tình huống gây tổn hại đến chính mình.
Không sợ hãi khi đối mặt với sự cạnh tranh
Như chúng ta đã biết, thiên nhiên luôn tồn tại sự cạnh tranh không ngừng, chim phải há mỏ rộng và kêu to để tìm thức ăn, hoa cỏ cây cối chỉ có thể phát triển mạnh mẽ nếu chúng nhận được ánh sáng.
Thực tế, không chỉ trong thiên nhiên mà cả môi trường chúng ta đang sống cũng đầy cạnh tranh. Vì vậy, bố mẹ nên dạy con mình không sợ hãi khi đối mặt với sự cạnh tranh.
Vào tháng trước lớp học của Xiaoxue tổ chức một cuộc thi từ vựng tiếng Anh và giải thưởng là một chuyến du lịch cùng với các bạn học sinh ưu tú khác. Ngẫu nhiên, đối thủ của Xiaoxue là cô bé bạn thân. Mặc dù có chút do dự, Xiaoxue vẫn cố gắng hết sức để giành chiến thắng trong trò chơi.
Mẹ của Xiaoxue sau đó hỏi con gái "Con đã thắng bạn thân duy nhất, con có sợ sẽ mất đi mối quan hệ này không?"
Xiaoxue trả lời: "Cạnh tranh là công bằng, điều đó không phải là thất bại. Cậu ấy hiểu điều đó ạ."
Để tồn tại trong xã hội, đứa trẻ phải hòa nhập với sự cạnh tranh này. Vì vậy, bố mẹ nên trang bị cho trẻ kiến thức cạnh tranh công bằng, tinh thần biết vượt qua thất bại, nuôi dưỡng trẻ thành những người độc lập về nhận thức.
Những đứa trẻ như vậy thường tin tưởng vào bản thân, có chính kiến riêng, dám hành động và có thể dựa vào sức mạnh nội tại để vượt qua khó khăn, đạt được niềm vui, thành công trong cuộc sống.