Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 27/02/2022 15:50 (GMT+7)

Chuyên gia chỉ ra sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh Covid-19

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm.

Hiện nay, sử dụng kit test nhanh là một trong nhưng phương pháp được nhiều người sử dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, không phải ai cũng nhận thấy được những sai lầm phổ biến khi sử dụng phương thức xét nghiệm này.

Lạm dụng test nhanh gây lãng phí

Gần đây, trên thị trường có hiện tượng khan hiếm thiết bị test nhanh Covid-19. Một phần nguyên nhân là do có hiện tượng tiểu thương găm hàng chờ tăng giá, một phần là do người dân lạm dụng dẫn đến việc mua nhiều kit test để xét nghiệm cho bản thân và gia đình.

Do tâm lý lo lắng, nôn nóng khỏi bệnh nên có F0 test liên tục kể từ khi phát hiện bệnh, mục đích là để xem vạch T nhạt hơn chưa và khi nào thì âm tính. Thêm vào đó, do tâm lý trong nhà có một người dương tính thì cả nhà đều phải xét nghiệm liên tục, cho nên có triệu chứng hay không triệu chứng cũng đều xét nghiệm để cho "yên tâm".

Chuyên gia chỉ ra sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh Covid-19
Test nhanh Covid-19 đang bị lạm dụng. Ảnh: CXT.

Các chuyên gia khẳng định, việc này không cần thiết và còn gây lãng phí. Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, có thể có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng tải lượng virus ở mức thấp, nếu test cũng không cho kết quả chính xác bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để có thể phát hiện bằng test nhanh. Nếu không có triệu chứng, thì nên test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc với F0.

Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới cần test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại lần nữa để hoàn toàn yên tâm.

Các trường hợp còn lại, chỉ nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…

Chuyên gia chỉ ra sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh Covid-19
Nguồn: WHO tại Việt Nam.

Ngoài việc gây thiếu nguồn cung và lãng phí, lạm dụng test nhanh còn gây ra việc thiếu nhân lực y tế. Lượng người có nhu cầu test nhanh đông, trong khi trạm y tế ít nhân lực dẫn tới cảnh tượng rồng rắn, chen chúc nhau, đôi lúc bỏ qua các quy định 5K để được đến lượt. Việc này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của những người đã có nguy cơ cao mang mầm bệnh trong người, vừa gây mất an toàn cho cộng đồng.

Vạch đậm chứng tỏ bệnh nặng, âm tính là nhanh khỏi bệnh

Sai lầm kế tiếp đó là cách xem kết quả trên que test. Thực tế, trên kết quả test, vạch hiển thị mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng hay nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người vẫn nghĩ. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.

Chuyên gia chỉ ra sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh Covid-19
Vạch mờ hay đậm không khẳng định bênh nặng hay nhẹ.

Thêm nữa, nhiều người vẫn nghĩ test nhanh âm tính là đã khỏi bệnh, điều này không hoàn toan đúng. Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Việc theo dõi sức khỏe vẫn phải được tiếp tục. Ví dụ, ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không nên chủ quan mà vẫn cần theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.

Chuyên gia chỉ ra sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh Covid-19
Ảnh: TTXVN.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong bối cảnh dịch diễn biến như hiện nay, việc trang bị kiến thức cho cá nhân để tự quản lý và điều trị Covid-19 tại nhà là điều cần thiết.

Bênh cạnh việc uống thuốc đầy đủ và tập một số bài tập để cơ thể khỏe mạnh hơn thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng. F0 điều trị tại nhà có thể tự điều trị nâng đỡ bằng cách nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh thông thoáng, vệ sinh mũi họng, giữ ấm, uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hạ sốt bằng paracetamol, tập thở, tư thế nằm sấp, theo dõi sát lâm sàng để xem bệnh có trở nặng hay không để được tư vấn bởi nhân viên y tế và cấp cứu kịp thời.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.