Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 23/11/2020 13:43 (GMT+7)

'Chốt' phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Bộ GDĐT, việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2020 nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo chuẩn đầu ra của chương trình...

Bộ GDĐT vừa có văn bản hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2020-2021, đáng chú ý là những nội dung về Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong nhiệm vụ cụ thể đối với công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục.

Theo đó, đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá phẩm chất và năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Chuẩn bị điều kiện để hướng tới xây dựng các ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 để xét công nhận tốt nghiệp là chính - Ảnh 1.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 cơ bản giữ ổn định như năm 2020 (ảnh minh họa)

Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2020 nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo chuẩn đầu ra của chương trình, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Trong đó, đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định…

Tăng cường chức năng quản lý Nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát. Nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của UBND, Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh và sở GDĐT đối với các Hội đồng thi, thực hiện tốt công tác phối hợp chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương.

Làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi, quán triệt Quy chế thi, nâng cao chất lượng công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi, chú trọng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi.

Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, xây dựng các phương án dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi.

Chuẩn bị ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn phụ vụ ra đề thi tốt nghiệp THPT; đồng thời, từng bước chuẩn bị các điều kiện để hướng tới có thể tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính tại những nơi có đủ điều kiện.

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.