Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 05/03/2023 08:27 (GMT+7)

Chồng mất để lại cho mẹ căn nhà, 300 triệu cho em gái nhưng chỉ cho vợ bầu 1 khung ảnh

Theo dõi GĐ&PL trên

Đến khi tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, biết không thể sống được bao lâu thì anh đòi đưa về quê nội nằm. Gặp mẹ và em gái, anh công khai di chúc.

Đến khi tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, biết không thể sống được bao lâu thì anh đòi đưa về quê nội nằm. Gặp mẹ và em gái, anh công khai di chúc.

Lấy chồng suốt 5 năm thì vợ chồng kế hoạch không dám sinh con hơn 4 năm để làm ăn kinh tế. Cũng may trời thương và chồng là người năng động, táo bạo dám nghĩ dám làm nên sau những năm nỗ lực kinh doanh, vợ chồng tôi đã có của ăn của để. Cả hai cũng mua được căn chung cư nhỏ và có 1 khoản tích lũy kha khá. Để tiện cho việc giao dịch trong làm ăn nên tất cả nhà cửa, sổ tiết kiệm ngân hàng, tôi đều để chồng đứng tên 1 mình.

Sau hơn 4 năm kết hôn, kinh tế ổn định, vợ chồng tôi bắt đầu thả để có bầu. Chỉ vài tháng sau, cả 2 may mắn đón nhận tin vui. Khỏi phải nói, chồng vui đến mức nào. Anh bảo, cuộc đời quá may mắn và vẹn toàn, giờ chỉ chờ con chào đời thôi.

Chồng mất để lại cho mẹ căn nhà, 300 triệu cho em gái nhưng chỉ cho vợ bầu 1 khung ảnh - 1
Nghe tin chồng bị ung thư mà tôi đứng bên bật khóc như mưa còn anh thì đăm chiêu nghĩ ngợi. (Ảnh minh họa).

Nhưng cách đây 1 thời gian, anh liên tục bị ho kéo dài và người không khỏe, uống thuốc mua ngoài tiệm mãi không đỡ nên tôi giục anh đi khám thì chết chân khi biết chồng đã bị ung thư phổi giai đoạn cuối, chỉ còn sống được khoảng 2 tháng nữa. Nghe bác sĩ nói vậy mà tôi đứng bên bật khóc như mưa còn chồng thì đăm chiêu nghĩ ngợi.

Nói qua về chồng tôi 1 chút. Bố anh mất sớm từ khi anh còn nhỏ, 2 anh em anh do một tay mẹ chăm sóc. Bởi thế lúc nào anh cũng có hiếu với mẹ và lo cho em gái dù em đã lấy chồng, cuộc sống khá ổn định.

Từ sau khi em gái lấy chồng xa thì mẹ anh một mình sống tại quê nhà. Thương mẹ nên không tháng nào anh không về thăm. Được cái mẹ anh còn khỏe nên vẫn làm việc tự nuôi sống bản thân mà không đòi hỏi các con phải chu cấp. Nhưng vợ chồng tôi cũng cố gắng biếu bà tiền mỗi tháng và sửa sang nhà cửa thật khang trang, mua sắm các thiết bị trong nhà tiện nghi nhất để bà sống thoải mái, nhàn hạ ở quê.

Kể từ khi phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối, mẹ và em gái anh ngày đêm gọi hỏi thăm tình hình. Nhưng vì xa xôi nên họ không lên thành phố thăm được. Chỉ có 1 mình tôi túc trực, bỏ hết công việc kinh doanh để chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ. Chồng thấy vợ bầu cũng thương lắm, cứ bắt thuê giúp việc nhưng tôi bảo vẫn có thể tự tay làm.

Đến khi tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, biết không thể sống được bao lâu thì anh đòi đưa về quê nội nằm. Gặp mẹ và em gái, anh công khai di chúc. Anh nói căn chung cư vợ chồng đang ở sang tên cho mẹ. Còn 300 triệu trong tài khoản tiết kiệm anh sẽ chuyển cho em gái. Riêng vợ bầu chỉ cho giữ khung ảnh của 2 vợ chồng chụp ngày cưới, sau sinh phải bàn giao nhà, về bên ngoại sống.

Nghe người chồng bao năm chung sống di chúc cho vợ con như vậy mà tôi chết đứng, còn nghĩ lẽ nào anh chỉ biết tới mẹ và em gái còn coi vợ là người dưng, không cho thừa hưởng tài sản gì giá trị.

Sau khi anh qua đời, tôi dù uất nghẹn nhưng vẫn đứng ra lo hậu sự cho chồng. Sau đó, tôi cũng về nhà thu dọn đồ đạc vì nghĩ căn nhà đã là của mẹ chồng. Nhớ đến khung ảnh cưới được chồng quá cố cho mang theo nên tôi cũng tháo ra mang đi. Nào ngờ lúc dỡ ảnh ra thì bên trong là 1 lá thư với thẻ ngân hàng mang tên tôi. Mở ra đọc thì ra đó là lời dặn dò của chồng.

Anh viết rằng, bao năm qua có được ngày hôm nay nhờ có vợ chịu thương chịu khó bên cạnh. Chỉ tiếc anh không sống được đến ngày con chào đời để biết mặt con. Nhưng anh không muốn tôi cứ sống mãi trong căn nhà đầy kỷ niệm của 2 đứa bởi tôi nuôi con nhỏ và sau này nếu gặp người đàn ông nào tốt thì cứ lấy làm chồng. Vì thế tôi nên về ngoại sống cho thoải mái và chỉ có bà ngoại mới chăm 2 mẹ con tôi tốt nhất.

Chồng mất để lại cho mẹ căn nhà, 300 triệu cho em gái nhưng chỉ cho vợ bầu 1 khung ảnh - 2
Anh cũng nói đây là điều cuối cùng anh có thể bù đắp cho vợ con, nếu có kiếp sau anh mong vẫn được làm chồng tôi. (Ảnh minh họa).

Đã vậy trong tài khoản mang tên tôi có 7 tỷ đồng, anh cho biết pass nên tôi có thể ra rút bất kể lúc nào. Đây là vốn liếng bao năm của 2 vợ chồng. Giờ tôi hãy cầm lấy mà nuôi con và bắt đầu cuộc sống mới. Anh cũng nói đây là điều cuối cùng anh có thể bù đắp cho vợ con, nếu có kiếp sau anh mong vẫn được làm chồng tôi.

Đặc biệt, chồng tôi còn lo lắng mỗi lần vợ bầu đi khám, bác sĩ đều nói mang thai ngôi ngược. Do đó, khi sinh đẻ nếu ngôi chưa xoay, tôi phải lựa chọn sinh mổ để an toàn nhất cho cả 2 mẹ con.

Đọc xong bức thư mà tôi rơi nước mắt. Thì ra chồng tôi trước khi mất vẫn đau đáu lo cho vợ con. Trước mắt, tôi sẽ cố gắng nén đau thương vì anh mà sắp tới sẽ vượt cạn thật tốt. Xin mọi người cho hỏi, ngôi ngược thì sinh thường hay sinh mổ là tốt nhất?

Thai ngôi ngược – sinh thường hay sinh mổ?

Quyết định cho sinh thường hay sinh mổ đối với ngôi ngược tùy thuốc rất nhiều vào tình trạng sản khoa của mẹ và kỹ năng thực hành của nhân viên y tế. Nhưng với thai đầu lòng ngôi ngược, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ. Nếu là con thứ 2, bé không quá to, bác sĩ có thể chỉ định sinh ngả âm đạo.

Sinh thường hay sinh mổ đối với thai ngôi ngược đều có những rủi ro nhất định, tuy nhiên biến chứng khi sinh thường sẽ cao hơn so với sinh mổ. Chính vì vậy, mỗi trường hợp thai ngôi ngược thường được xem xét kỹ lưỡng để chỉ định từng ca riêng biệt.

Chồng mất để lại cho mẹ căn nhà, 300 triệu cho em gái nhưng chỉ cho vợ bầu 1 khung ảnh - 3

Cùng chuyên mục

Tin mới

Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Vậy, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?