Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 06/06/2022 14:26 (GMT+7)

Chơi pháo tự chế, bé trai 14 tuổi dập nát, mất 2 ngón tay vì pháo tự chế

Theo dõi GĐ&PL trên

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận và điều trị trường hợp bé trai chơi pháo tự chế đẫn đến hậu quả thương tật vĩnh viễn, dập nát bàn tay, mất 2 ngón tay, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân là em Đ.H., 14 tuổi, ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Người nhà cho biết em H. và bạn tự chế tạo pháo để đốt chơi, pháo phát nổ khiến bệnh nhân giập nát bàn tay trái.

Chơi pháo tự chế, bé trai 14 tuổi dập nát, mất 2 ngón tay vì pháo tự chế
Bàn tay bệnh nhân bị tổn thương nặng nề do pháo nổ.

Ngay sau tai nạn, em được đưa vào Trung tâm y tế huyện Lục Ngạn cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có vết thương dập nát bàn tay trái do pháo nổ.

Sau khi được thăm khám, chụp x-quang và ghi nhận tình trạng tổn thương, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị trật hở khớp bàn thang; gãy xương 1,3 bàn tay trái; gãy đầu gần đốt 1 ngón 2-3 và đầu xa đốt 1 ngón 3 bàn tay trái; mất hết mô mềm, lộ gân xương.

Các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương nhanh chóng hội chẩn, nhận thấy tổn thương rất nghiêm trọng, cần phải được xử trí kịp thời, ê kíp bác sĩ đã tìm phương án phẫu thuật tối ưu cho nạn nhân.

Tuy nhiên, ngoài ngón 3 bàn tay trái phải tháo rời, tình trạng ngón 1 bàn tay trái của bệnh nhân hoại tử do bỏng nhiệt, các bác sĩ đã phải tiến hành phẫu thật tháo ngón 1 bàn tay trái cho bệnh nhân và điều tục điều trị.

Sau 17 ngày được chăm sóc, điều trị tích cực tại khoa Ngoại chấn thương, tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định và đã được xuất viện. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân trước khi về nhà đã được hướng dẫn tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng bàn và ngón tay, kết hợp tái tạo chức năng gân gấp duỗi của các ngón tay và hẹn ngày tái khám.

Th.s Bs Trần Phương Nam, khoa Ngoại chấn thương, trực tiếp điều trị bệnh nhân cho biết: “Các tổn thương do pháo nổ rất nguy hiểm, đặc biệt tổn thương vùng bàn tay, mặt của bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, vết thương do pháo không thể tái tạo được gây tàn phế.”

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm sát sao hơn tới con em mình, cảnh báo những vật liệu, hành vi có nguy cơ cao để giúp các em biết phòng ngừa, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Cùng chuyên mục

VFF cùng Vinmec ký kết hợp tác chiến lược về y học thể thao
Ngày 1/4/2025, Hệ thống Y tế Vinmec và Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm tập trung chăm sóc sức khỏe tuyển thủ, đồng thời mở rộng đào tạo và nghiên cứu nhằm nâng cao toàn diện chất lượng y học thể thao Việt Nam. Sự kiện không chỉ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho các vận động viên mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của y học thể thao nước nhà.
Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.

Tin mới