Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 29/11/2023 09:52 (GMT+7)

Chiến dịch bổ sung Vitamin A và tẩy giun đợt 2 cho trẻ em diễn ra từ ngày 1/12

Theo dõi GĐ&PL trên

Chiều 28/11, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức nói chuyện chuyên đề về phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng và Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023.

tm-img-alt

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và chỉ còn 11,6% vào năm 2020 (theo số liệu giám sát dinh dưỡng hàng năm).

Việt Nam đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người dân ngày càng được nâng cao... Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng (tình trạng suy dinh dưỡng đồng thời cùng tồn tại với thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân béo phì), kèm theo xu hướng gia tăng của bệnh không lây nhiễm. Nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng của người dân còn chưa hợp lý (tiêu thụ nhiều thịt, ăn ít rau quả …) và thiếu hoạt động thể lực.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi còn ở mức cao (tỷ lệ này là 19,6% theo số liệu Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng miền núi so với thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi) tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020.

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ và trẻ em còn ở mức có ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Cụ thể tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6%; phụ nữ có thai là 25,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 9,5% và vẫn còn 58,0% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm (theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2019-2020).

Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em, khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động khi trưởng thành. Việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng theo vòng đời từ giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lứa tuổi học đường, trẻ vị thành niên, người trưởng thành và người cao tuổi là đặc biệt quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc của người Việt Nam. Do vậy, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về vai trò dinh dưỡng hợp lý; các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác dinh dưỡng.

Thông tin về kế hoạch triển khai Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em đợt 2/2023, bác sĩ Vũ Văn Tán, Trưởng khoa Giám sát và Chính sách dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc bổ sung Vitamin A rất cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

“Vitamin A là vitamin tan trong dầu, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa và chức phận của cơ thể như tham gia vào quá trình phân chia tế bào – trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường; thành phần - rhodopsine của tế bào que và iodopsine của tế bào nón – chức năng nhìn; bảo vệ biểu mô bởi nếu thiếu sẽ gây khô da, sừng hóa, tổ thương giác mạc và tham gia vào quá trình miễn dịch dịch thể”, bác sĩ Vũ Văn Tán thông tin.

Hiện, thiếu vitamin A ảnh hưởng đến 190 triệu trẻ dưới 5 tuổi chủ yếu tại khu vực châu Á và Đông Nam Á. Việc thiếu vitamin A làm trẻ chậm lớn và phát triển không toàn diện, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong, giảm khả năng nhìn (quáng gà), nếu thiếu vitamin A nhiều sẽ gây viêm loét giác mạc và dẫn đến mù lòa. Đối tượng dễ bị thiếu vitamin A nhất là trẻ dưới 5 tuổi và các đối tượng nguy cơ.

Hằng năm, thông qua hai đợt chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em trong độ tuổi trên toàn quốc, tỷ lệ trẻ em được uống vitamin A thường xuyên được duy trì trên 98% (tương đương với hơn 6 triệu trẻ từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi). Hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã, phường trong toàn quốc.

Trong tháng 5/2023, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã cung cấp đủ số vitamin A cho Chiến dịch đợt 1, đợt 2 năm 2023 và cho những đối tượng trẻ nguy cơ theo nhu cầu đề xuất của các địa phương. Số lượng vitamin A 200.000 IU đã cấp cho 2 chiến dịch là 11.139.000 viên; trong đó, số lượng vitamin A 100.000 IU là 1.4790.000 viên.

Trong đợt 1, 100% các tỉnh, thành phố triển khai Chiến dịch theo đúng kế hoạch. Số trẻ 3-35 tháng tuổi tại 41 tỉnh, thành phố được uống vitamin A là 2.747.349 trẻ đạt 99,0%. Số trẻ 3-59 tháng tuổi tại 22 tỉnh được uống vitamin A là 2.265.727 đạt 99,1%. Số trẻ vãng lai và trẻ nguy cơ cao thiếu vitamin A cao được uống vitamin A là 653.134 trẻ.

Dự kiến, Chiến dịch bổ sung vitamin A và tẩy giun đợt 2 cho trẻ em trên toàn quốc sẽ diễn ra từ ngày 1/12/2023. Hiện, các địa phương trên toàn quốc đã đảm bảo đủ số vitamin A cấp cho trẻ em trong chiến dịch.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.

Tin mới