Canwedo giải mãi mã thành ngữ “Cần cù có bù được thông minh”?
Trong số chúng ta, ai cũng ít nhất một lần từng nghe câu “Cần cù bù thông minh”. Tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông ở một vùng nông thôn, nên khái niệm “Cần cù bù thông minh” được bố mẹ tôi nhắc đi nhắc lại hàng ngày.
Ngay cả trong lúc lên lớp, các cô giáo cũng luôn nhắc đến khái niệm này. Tôi cũng luôn trăn trở, liệu điều này có đúng không, nếu đúng thì tại sao gia đình tôi chăm chỉ đến vậy nhưng vẫn nghèo?
Trải qua nhiều năm tháng học đại học, rồi đi làm, tiếp xúc với nhiều người thành công, tiếp xúc với nhiều tài liệu nước ngoài, tôi nhận ra rằng: “Cần cù là điều cần thiết để thành công, nhưng cần cù thì không thể bù được thông minh”. Tại sao tôi lại nói như vậy, chúng ta cùng phân tích nhé!
Thứ nhất, thông minh không chỉ là chỉ số IQ
Rất nhiều người vẫn quan niệm rằng chỉ số IQ là đại diện cho một người thông minh. Theo một nghiên cứu thì bộ não con người có khoảng 100 tỷ nơ-ron thần kinh, và chúng ta chỉ mới phát huy được một phần nhỏ trong đó. Với những thiên tài hay người thành công thì họ phát huy được tỉ lệ cao hơn. Nói như vậy để chúng ta thấy, cơ hội để phát huy khả năng của chúng ta còn rất nhiều, bộ não của chúng ta vẫn có thể tiếp nhận thêm nhiều kiến thức, thông tin. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn trau dồi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm, đổi mới tư duy để bắt kịp với những thay đổi của thời đại. Có như vậy, chúng ta mới trở thành “người thông minh”. Đừng e ngại việc tiếp cận thông tin mới, cũng đừng thấy một vấn đề khó mà từ bỏ. Việc trang bị kiến thức, đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất.
“Kẻ ngốc không biết suy nghĩ, kẻ lười biếng không muốn suy nghĩ, kẻ nô lệ không dám suy nghĩ... đều không có cơ hội làm giàu, chỉ có bồi dưỡng trí tuệ tìm cách vận dụng trí tuệ, mới có thể bước vào hàng ngũ của những người giàu có và trở thành một trong số họ.”
Thứ hai, lựa chọn hơn nỗ lực
Cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” sở dĩ được săn trên toàn thế giới, bởi vì nó cho thấy một đạo lí: Cùng với sự phát triển của thời đại, khái niệm về sự giàu có cũng thay đổi.
Nhân vật “tôi” trong cuốn sách có hai người cha, trong đó “người cha nghèo” rất nỗ lực siêng năng làm việc. Tuy nhiên, khi sinh hoạt phí ngày càng gia tăng, ông ta dần dần kiếm không đủ tiêu, đến bước đường cùng nợ nần chồng chất.
“Người cha giàu” thì làm việc cực kì thoải mái mỗi ngày, nhưng kiếm được rất nhiều tiền. Ông là một “người giàu có nhàn rỗi”, sống giàu có và thoải mái.
Tại sao người cha cần cù lại trở nên nghèo như vậy, còn người cha làm việc nhẹ nhàng thoải mái lại trở nên giàu có như thế? Mặc dù lí do có rất nhiều, tuy nhiên, sở dĩ người cha nghèo trở nên nghèo chủ yếu là do tư duy và cách kiếm tiền của ông không thể theo kịp với sự thay đổi của thời đại.
Trong cuộc sống, có vô số người như “người cha nghèo”. Trình độ học vấn của họ không phải thấp, họ vẫn làm việc siêng năng, và thậm chí làm thêm giờ mỗi ngày, nhưng tư duy kiếm tiền của họ không theo kịp với sự thay đổi thời đại, kết quả đương nhiên là “không có tiền cũng không nhàn rỗi”.
Ngược lại, những người giống như “người cha giàu” nhận thức rõ sự thay đổi của thời đại, họ tiên phong trong việc thoát khỏi lối tư duy cũ kĩ, theo kịp nhịp bước của thời đại, tận dụng phương thức tư duy phù hợp với thời đại để kiếm tiền làm giàu, kết quả đương nhiên sẽ trở thành “người giàu nhàn rỗi”.
Chúng ta đều biết rằng, cần cù có thể giúp một người thành công, nhưng nó không phải điều kiện tiên quyết cho sự thành công của họ.
“Bạn siêng năng hơn sếp của bạn, nhưng bạn không giàu bằng sếp bởi vì sếp của bạn giỏi vận dụng đầu óc kinh doanh và bạn chỉ biết bán đầu óc cho kinh doanh, bán sức lao động của mình cho sếp.”
Thứ ba, định vị sai bản thân
Như Bác Hồ - vị cha già kính mến của dân tộc từng nói: “Dụng nhân như dụng mộc. Ai sinh ra đều có giá trị riêng của họ, không ai là vô dụng cả. Việc sắp xếp nhân sự hợp lý có thể giúp cá nhân phát huy hết năng lực của bản thân và đem lại giá trị to lớn cho tổ chức”.
Quay lại với bản thân của mỗi người, chúng ta đã khi nào nghiêm túc tìm hiểu về bản thân và trả lời câu hỏi mình có phù hợp với vị trí, công việc hay lĩnh vực này? Khi chúng ta chưa khám phá được sức mạnh của bản thân, mà chỉ biết cố gắng chăm chỉ trong công việc hiện tại, làm trái với thế mạnh của bản thân, trái với đam mê của bản thân thì chúng ta không thể tạo nên giá trị lớn được. Khi đó chúng ta sẽ đặt câu hỏi: “Tại sao mình chăm chỉ làm việc như vậy, tiết kiệm như vậy, nhưng kinh tế thì không thể bằng bạn bè của mình?”. Câu trả lời chỉ là do bạn chưa tạo ra được giá trị lớn khi công việc đó không phải thế mạnh của mình.
“Hổ chỉ là chúa sơn lâm khi được trở về rừng xanh, cá mập chỉ đáng sợ khi tung tăng ở biển cả”
Nói như vậy, không phải là chúng ta phủ nhận câu nói của người xưa: “Cần cù bù thông minh”, mà chúng ta thấy rằng nó chỉ không đúng thời điểm. Ngày xưa, khi kinh tế của chúng ta chủ yếu là trồng lúa nước và nền công nghiệp sơ khai thì chăm chỉ là điều cần thiết. Nhưng với xã hội phát triển, nền kinh tế thị trường như hiện nay thì câu nói đó không còn phù hợp nữa. Chúng ta cần trở thành “người thông minh” và cộng với sự chăm chỉ của mình để đi đến thành công.
Việc đầu tiên chúng ta cần làm để trở thành “người thông minh” chính là chúng ta cần định vị lại bản thân, xác định lại ngành nghề, lĩnh vực mà bản thân có thể phát huy hết khả năng của mình. Phần mềm sinh trắc vân tay Canwedo sẽ luôn đồng hành cùng các bạn để khám phá sức mạnh của bản thân. Để từ đó, bạn có lựa chọn đúng đắn nhất!