Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 29/07/2024 15:04 (GMT+7)

Cảnh giác với dịch bệnh ho gà

Theo dõi GĐ&PL trên

Thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành phố đã xuất hiện các ca mắc, ổ dịch ho gà sau thời gian dài không ghi nhận ca bệnh. Đây là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Cảnh giác với dịch bệnh ho gà ảnh 1
Nhiều trẻ mắc ho gà do chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ mũi. Ảnh: TTXVN.

Dịch gia tăng ở nhiều địa phương

Tại Hà Nội, số ca mắc ho gà đang có xu hướng gia tăng trong những tuần gần đây. Đơn cử như trong tuần trước, Hà Nội ghi nhận 20 ca mắc ho gà, tổng số từ đầu năm đến nay Thành phố đã có 193 trường hợp mắc; trong khi cùng kỳ năm 2023 Hà Nội không ghi nhận ca bệnh ho gà. Mầm bệnh ho gà đã được ghi nhận rải rác tại 29 quận, huyện, thị xã của Thành phố.

Tại Quảng Ngãi, tỉnh cũng đang khẩn trương thực hiện công tác phòng, chống bệnh ho gà, ngăn không để bệnh lây lan trên diện rộng khi đã ghi nhận rải rác ca mắc. Dịch ho gà đang tái xuất hiện trong khi từ năm 2020 đến nay, địa phương không ghi nhận ca bệnh ho gà. Vì vậy, ngay khi phát hiện ca bệnh, tỉnh đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ho gà; kịp thời phát hiện sớm ca bệnh và ca nghi ngờ để cách ly, điều trị và khoanh vùng, xử lý ổ dịch kịp thời.

Tại TP Hồ Chí Minh, cũng đã ghi nhận hàng chục ca bệnh ho gà, ghi nhận các ca mắc, nhập viện tại các cơ sở y tế. Trong số các ca mắc có 90% ca bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi; các trẻ bị ho gà đều có mẹ chưa tiêm hoặc chưa rõ tiền sử tiêm chủng ho gà. Nhiều ca biến chứng nặng như: Phải thở oxy qua ống thông mũi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…

Lý giải về việc số ca mắc ho gà tăng ở nhiều địa phương trong thời gian gần đây, PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: “Số ca bệnh ho gà gần đây gia tăng là do tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh này giảm xuống. Vừa qua, tình trạng thiếu vaccine xảy ra, một số trường hợp không được tiêm chủng. Đặc biệt trong thời gian dịch COVID-19, việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng bị giảm và nhất là gần đây cũng xảy ra việc thiếu vacicne 5 in 1 trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ đã khiến dịch ho gà quay trở lại”.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, điều này là không bất thường vì đã biết nguyên nhân do tiêm chủng, thời gian trước trẻ được tiêm chủng đủ thì dịch này ít xảy ra.

Bộ Y tế cũng nhận định, tình hình bệnh ho gà tại một số tỉnh, thành phố đang có diễn biến phức tạp. Bộ Y tế đã đề nghị các tỉnh, thành phố lập kế hoạch phòng, chống dịch sởi, ho gà tại các địa phương; không để lây chéo trong các cơ sở y tế và đẩy mạnh hoạt động tiêm chủng.

Tiêm chủng để tạo miễn dịch phòng bệnh

Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, ho gà đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vaccine cho trẻ. Hiện bệnh ho gà đã có vaccine phòng bệnh và được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Các vaccine có thành phần ho gà được tiêm cho trẻ từ đủ 2 tháng tuổi. Vì vậy, để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần chú ý lịch tiêm để đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.

Đối với những trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine ho gà, nhưng trẻ vẫn có thể được hưởng miễn dịch thụ động từ kháng thể của mẹ được truyền qua nhau thai. Vì vậy, không chỉ trẻ nhỏ, các bà mẹ khi mang thai cũng cần tiêm chủng vaccine có thành phần ho gà trong thời kỳ mang thai để có miễn dịch cho con trong những ngày đầu đời.

Cùng với việc tiêm chủng, để giảm nguy cơ mắc bệnh ho gà cho trẻ, công tác vệ sinh phòng bệnh cũng cần đảm bảo như: Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi; dạy trẻ che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi.

Tại các gia đình cần vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là các bề mặt mà trẻ thường tiếp xúc như đồ chơi, bàn ghế. Đảm bảo không gian sống thông thoáng, có ánh sáng mặt trời và không khí trong lành.

Với trẻ em, cha mẹ cần chú ý cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch phòng bệnh.

Đặc biệt, cha mẹ cần quan sát và theo dõi các triệu chứng của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu ho nhiều, khó thở, hoặc sốt cao, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.