Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 12/12/2022 14:30 (GMT+7)

Cảnh báo giả mạo trang web, tin nhắn từ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Công an cảnh báo người dân cần cảnh giác trước các tin nhắn giả mạo trang web của ngân hàng, mạng xã hội để người dùng đăng nhập rồi chiếm đoạt quyền kiểm soát tài khoản.

Cụ thể, Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn các đối tượng tội phạm giả mạo các trang web, ứng dụng của các tổ chức, tài khoản của các cá nhân (ngân hàng, mạng xã hội...) gửi các đường link để người dân đăng nhập nhằm chiếm quyền điều khiển, kiểm soát tài khoản.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Sau đó, các đối tượng sẽ nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại, hoặc chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại bằng nhiều thủ đoạn khác nhau để nhận mã xác minh tài khoản nhằm chiếm đoạt tài sản. 

Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho thấy, từ tháng 9 đến nay, tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng… người dân thường xuyên nhận được tin nhắn giả mạo của các ngân hàng thương mại (tin nhắn SMS Brandname) với nội dung: “Thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ tài chính toàn cầu có mức phí sử dụng từ 03 - 06 triệu đồng, nếu muốn hủy thì truy cập vào đường dẫn https://vietinbank.com.vn-vp.top hoặc https://vpbank.com.vn-vb.top...”.

Thực chất đây là tin nhắn giả mạo ngân hàng mà các đối tượng lừa đảo tạo lập ra để dẫn dụ người dùng truy cập vào, nhằm đánh cắp thông tin, chiếm quyền quản trị tài khoản ngân hàng của người dùng, sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền có trong tài khoản.

Bộ Công an xác định đây là đường dây tội phạm có tính chất chuyên nghiệp xuyên quốc gia do các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, cấu kết chặt chẽ với các đối tượng trong nước thực hiện.

Các đối tượng này sử dụng các thiết bị công nghệ cao được sản xuất ở nước ngoài để thiết lập giả trạm thu, phát sóng di động của các doanh nghiệp viễn thông, thu thập thông tin thuê bao di động và thông tin thiết bị để thực hiện phát tán các tin nhắn mạo danh ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trung bình mỗi ngày, các đối tượng thực hiện phát tán thành công từ 40.000 đến 80.000 tin nhắn/1 bộ thiết bị. Các bộ thiết bị mà đối tượng sử dụng có thể tùy chỉnh giả mạo đầu số tin nhắn của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Để nâng cao hiệu quả việc phòng ngừa, cũng như kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng lừa đảo bằng thủ đoạn nêu trên, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không bấm vào các đường link, tên miền lạ được gửi đến email, điện thoại; không cung cấp mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng để tránh sập bẫy lừa đảo.

Cùng chuyên mục

Bắt tạm giam Phan Thị Lệ Thủy
Phan Thị Lệ Thủy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức tổ chức chơi biêu (hụi) online.
Cảnh giác chiêu trò giả mạo bán vé máy bay dịp Tết 2025 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng các chiêu trò, thủ đoạn tinh vi bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giá rẻ để lừa khách hàng. Do đó, cơ quan chức năng và các hãng hàng không đã khuyến cáo người dân cần phải tỉnh táo, kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.