Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 09/10/2023 06:40 (GMT+7)

Cảnh báo 3 hình thức lừa đảo trực tuyến đang phổ biến trên không gian mạng

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong tháng 9, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 3 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến gồm: Giả mạo website, lừa đảo bằng đường link/file nén và lừa đảo qua mã QR.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra mới đây, Cục An toàn thông tin cho biết, trung bình mỗi tuần, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) tiếp nhận khoảng 400 phản ánh của người dùng Internet Việt Nam về các trường hợp lừa đảo, trong đó, nhiều hơn cả là các trường hợp giả mạo ngân hàng, trang thương mại điện tử, các cơ quan có thẩm quyền...

Trong tháng 9/2023, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 3 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất gồm:

Thứ nhất, giả mạo website: Lợi dụng sự kiện ra mắt của Apple, các đối tượng lập các website giả mạo, quảng cáo bán iPhone 15 với khuyến mãi hấp dẫn, đề nghị người mua đặt cọc tiền… hay giả mạo website nền tảng Ticketbox lừa đảo bán vé concert Westlife…

Thứ hai, lừa đảo chiếm đoạt bằng đường link/file nén: Các đối tượng thu thập và đánh cắp thông tin cá nhân của học sinh bằng những đường link "khảo sát"; phát tán mã giới thiệu ứng dụng siêu thị trực tuyến có chứa mã độc…

Thứ ba, lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR: Mã QR này dẫn tới các trang web giả mạo ngân hàng, yêu cầu người dùng nhập thông tin cá nhân, mã OTP hoặc tới các trang quảng cáo cờ bạc để cài mã độc vào thiết bị của người dùng.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không quen biết; không truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử đến từ người gửi không xác định. Chú ý các dấu hiệu nhận biết website giả mạo thông qua tên website và tên miền. Thông thường tên các website giả sẽ gần giống với tên các website thật, nhưng sẽ có thêm hoặc thiếu một số ký tự. Tên miền giả thường sử dụng những đuôi lạ như .cc, .xyz, .tk, .tv… Người dùng không truy cập các đường link lạ.

Ngoài ra, người dùng cần thận trọng trước khi quét QR Code, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Cùng chuyên mục

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.
Bộ Công an tìm người từng mua kẹo Kera của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog
Bộ Công an đang yêu cầu các cá nhân, tổ chức đã mua kẹo Kera của Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt liên hệ với cơ quan điều tra để giải quyết vụ việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả. Những người liên quan có thể liên hệ với Phòng 3-C01 Bộ Công an tại Hà Nội để được hướng dẫn.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.