Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 07/11/2024 15:04 (GMT+7)

Cầm cố tài khoản định danh điện tử VNeID có thể bị phạt đến 06 triệu đồng

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trong đó có đề xuất bổ sung nhiều mức phạt liên quan đến tài khoản định danh điện tử.

Cụ thể, dự thảo Nghị định quy định rõ mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về cấp định danh và xác thực điện tử; sử dụng ứng dụng định danh và xác thực điện tử; quản lý dịch vụ xác thực điện tử.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với người nào thực hiện các hành vi: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp tài khoản định danh điện tử (tài khoản trên ứng dụng VNeID); không thực hiện đúng quy định về việc xác thực điện tử.

Phạt tiền từ 01 đến 02 triệu đồng nếu cá nhân nào thực hiện một trong những hành vi: Chiếm đoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử của cá nhân; cung cấp thông tin về danh tính điện tử giả để được định danh cá nhân.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phạt tiền từ 02 đến 04 triệu đồng nếu thực hiện một trong những hành vi: Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp tài khoản định danh điện tử; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp tài khoản định danh điện tử; cung cấp thông tin về danh tính điện tử giả để được định danh tổ chức.

Đáng chú ý, nếu thực hiện các hành vi như: Làm giả tài khoản định danh điện tử; sử dụng tài khoản định danh điện tử giả; chiếm đoạt tài khoản định danh điện tử của tổ chức; mua, bán, thuê, cho thuê tài khoản định danh điện tử; cầm cố, nhận cầm cố, thế chấp, nhận thế chấp tài khoản định danh điện tử; mượn, cho mượn tài khoản định danh điện tử để người khác thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 04 đến 06 triệu đồng.

Mức phạt tiền từ 06 đến 10 triệu đồng áp dụng trong trường hợp: Sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; can thiệp trái phép vào việc sử dụng ứng dụng định danh và xác thực điện tử của cá nhân, tổ chức...

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng đề xuất mức phạt cao nhất là từ 30 đến 40 triệu đồng nếu thực hiện các hành vi: Lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử xâm phạm thông tin cá nhân của người dân làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử giả...

Cùng chuyên mục

Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có phải là quyết định hành chính?
Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có phải là quyết định hành chính không? Trường hợp thông tin cá nhân trên Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bị sai sót nhưng UBND cấp xã không điều chỉnh lại thông tin theo yêu cầu của người đề nghị thì người đó có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn không?
Trường hợp miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
Việc cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước vẫn liên tục nhận được sự quan tâm của người dân. Trong đó, có thông tin về việc miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước đối với một số trường hợp cụ thể. Vậy, những trường hợp đó được quy định thế nào?
Chưa rút BHXH mà qua đời thì có bị mất tiền đã đóng?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người lao động đang đóng BHXH, hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm 02 khoản: Mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng).

Tin mới

Nhiều chính sách trợ cấp với cán bộ tự nguyện nghỉ hưu sớm
Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.