Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 11/03/2024 12:38 (GMT+7)

Cách viết CV việc làm đúng chuẩn cho mọi ngành nghề

Theo dõi GĐ&PL trên

Dù mới ra trường, muốn chuyển nghề hay muốn thăng tiến thì CV là bước đầu tiên bạn cần làm. Bởi CV việc làm chính là hình ảnh, hay một “lát cắt” thể hiện con người của bạn, giúp bạn tạo dựng ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, trước khi tạo CV thu hút thì bạn cần biết một mẫu CV ấn tượng, đúng chuẩn và phù hợp với mọi ngành nghề cần những gì, cần đảm bảo yếu tố nào?

1-1710135279.jpg

Đảm bảo cấu trúc rõ ràng

Nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng 30 giây để lướt qua một CV. Thay vì tập trung đọc từng mục, họ sẽ nhìn tổng thể CV, từ đó có nhận định chung nhất về ứng viên trước khi đi sâu vào từng phần nếu CV đủ sức thu hút. Điều này phần lớn được quyết định ngay từ hình thức của CV. Do đó, dù ứng tuyển ngành nào thì bạn cần đảm bảo cấu trúc khoa học, rõ ràng. Tốt nhất trước khi bắt tay vào viết, bạn nên chọn mẫu CV chuyên nghiệp, ngắn gọn, đủ ý. Sau đó vạch ra những nội dung không thể thiếu, sắp xếp theo chuỗi thông tin liên quan đến nhau.

Trong quá trình thực hiện, bạn tạo điểm nhấn bằng màu sắc hoặc định dạng in đậm, in nghiêng... Ngoài ra, bạn cần chú ý tới phông chữ, cỡ chữ, tránh những kiểu quá phức tạp, khó nhìn. Cũng đừng quên đảm bảo không có bất kỳ lỗi chính tả nào.

Chắc chắn một CV việc làm có cấu trúc khoa học, nhất quán và có liên hệ với nhau sẽ thu hút nhà tuyển dụng dành thêm thời gian để tìm hiểu.

Chú trọng phần giới thiệu bản thân

Dù ứng tuyển vị trí gì thì nhà tuyển dụng cũng cần biết bạn là ai. Bởi vậy, thông tin giới thiệu là không thể thiếu. Tuy nhiên bạn cần hiểu, đó không đơn giản là thông tin cá nhân thuần túy như: họ tên, năm sinh, quê quán… Quan trọng là cần cho nhà tuyển dụng biết, bạn có năng lực và giá trị ra sao với công việc và công ty ứng tuyển.

Điều này cần nhấn mạnh ở phần mục tiêu công việc. Bạn nên rõ ràng thành 2 phần: mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Qua đó cho thấy năng lực cũng như định hướng nghề nghiệp của bạn phù hợp với công ty.

Do đó, phần giới thiệu bản thân bạn cần đảm bảo cung cấp thông tin cá nhân vừa đủ đồng thời tập trung vào phần mục tiêu để thu hút nhà tuyển dụng.

2-1710135327.jpg

Tập trung vào kỹ năng

Bạn có thể bỏ qua mục giới thiệu trình độ học vấn nếu đó không phải là điểm mạnh cá nhân. Tuy nhiên phần kỹ năng thì không thể thiếu. Kể cả mới ra trường thì cũng đừng bỏ qua mục này. Bởi dù học vấn thấp, dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng nếu có kỹ năng phù hợp bạn vẫn có thể trở thành ứng viên sáng giá.

Trước hết, hãy tập trung chỉ ra kỹ năng cơ bản mà bất kể ngành nào cũng cần như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm… Sau đó, tập trung vào những kỹ năng bạn nổi bật nhất. Đó là kỹ năng quyết định tới sự thành công ở công việc đang ứng tuyển. Để thuyết phục hơn bạn nên đưa ra câu chuyện cụ thể liên quan đến kỹ năng.

Ví dụ: “Nhờ kỹ năng chốt sale, tôi đã từng giúp công ty A đạt được nhiều hợp đồng lớn”.

Dù ứng tuyển công việc gì thì việc chọn kỹ năng tiêu biểu và có minh họa rõ rệt sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

3-1710135327.jpg

Làm nổi bật phần kinh nghiệm

Ngay cả khi trong mô tả công việc nhà phỏng vấn không yêu cầu kinh nghiệm thì đây vẫn là mục bạn cần khắc họa sâu sắc. Nếu mới ra trường, bạn vẫn có kinh nghiệm được cho là liên quan đến công việc ứng tuyển. Quan trọng bạn cần xâu chuỗi lại và tìm ra điểm liên quan.

Ví dụ: Bạn từng làm nghiên cứu khoa học, từng làm việc bán thời gian (partime), từng tham gia dự án cộng đồng… Qua đó bạn đạt thành tích gì, tích lũy được kinh nghiệm gì và có ích ra sao với công việc ứng tuyển.

Với những ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm thì lưu ý là bạn nên chắt lọc. Đừng viết theo kiểu liệt kê công việc, thời gian. Hãy lựa chọn những kinh nghiệm tiêu biểu nhất giúp nâng giá trị của bạn và liên quan tới công việc đang ứng tuyển.

Chú ý đến thông tin liên hệ và kiểm chứng

Về nguyên tắc, CV được viết dựa trên sự trung thực và chân thành của ứng viên. Nhưng để CV uy tín hơn thì hãy đưa thông tin về người kiểm chứng. Lưu ý khi chọn người tham chiếu thì bạn cần thông báo trước cho họ để tránh trường hợp nhà tuyển dụng không thể liên hệ khi cần.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân. Nó bao gồm cả số điện thoại, nơi ở và địa chỉ email chuyên nghiệp của bạn. Đừng quên kiểm tra lại bởi tuy là thông tin phụ nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phỏng vấn, kết nối, thậm chí xây dựng mối quan hệ của bạn với nhà tuyển dụng.

Mỗi ngành nghề có những yêu cầu và quy chuẩn riêng về CV việc làm. Tuy nhiên, khi có CV đúng chuẩn với mọi ngành, bạn sẽ dễ dàng tùy chỉnh cho phù hợp với công việc ứng tuyển. Do đó, hãy dành thời gian và công sức để tạo ra một CV chuẩn với mọi ngành nghề thật xuất sắc bạn nhé!

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.