Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ năm, 16/03/2023 09:22 (GMT+7)

Cà phê “bẩn” đe dọa sức khỏe người tiêu dùng

Theo dõi GĐ&PL trên

Những năm gần đây, nhiều cơ sở chế biến cà phê bị cơ quan chức năng phát hiện sản xuất cà phê “bẩn” dùng đậu nành, bột bắp và hóa chất … trộn thành cà phê bán ra thị trường. Việc này khiến người dân cả nước bức xúc và lo lắng khi nhiều cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận mà sẵn sàng đầu độc người tiêu dùng bằng những sản phẩm giả, kém chất lượng.

Cà phê “bẩn” đe dọa sức khỏe người tiêu dùng
Du khách tham quan triển lãm ảnh nghệ thuật trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, năm 2023.

Được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX, đến nay cây cà phê đã trở thành cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới, ngành cà phê đã được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên. Cà phê đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, mang lại nguồn kinh tế lớn cho người dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung. Trong đó, Buôn Ma Thuột được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam, có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước, với diện tích khoảng 210.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng toàn quốc.

Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế, Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê, chỉ xếp sau Brazil. Đặc biệt, những cách thức pha chế độc đáo từ cà phê mang đậm dấu ấn văn hóa ẩm thực Việt Nam góp phần lan tỏa thương hiệu cà phê Việt ra khắp thế giới.

Cà phê Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, liên tục được vinh danh và khen ngợi trên hàng loạt báo chí quốc tế uy tín. Trên thực tế, cà phê Việt Nam đã có vị thế và đang nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất chân chính, đang nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam, vẫn có nhiều đơn vị vì lợi nhuận mà cố tình vi phạm, chế biến cà phê bẩn. Việc này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng, thương hiệu cà phê Việt Nam mà còn làm mất lòng tin cũng như tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Thời gian qua, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở sản xuất cà phê bẩn, chạy theo lợi nhuận mà bất chấp việc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Cà phê “bẩn” đe dọa sức khỏe người tiêu dùng
Cà phê bẩn bằng mắt thường có thể thấy thành phần hạt cà phê rất ít và tất cả bị vỡ vụn.

Nhiều năm trước, dư luận phẫn nộ trước thông tin hàng chục tấn cà phê được nhuộm đen bằng pin để bán ra thị trường. Theo đó, cà phê thải loại được mua về, sau đó nhuộm bằng nước pha bột pin để tạo màu trước khi rang xay, bán ra thị trường. Cơ sở chế biến cà phê “bẩn” này hoạt động đã nhiều năm, cung cấp ra thị trường hàng chục tấn cà phê trước khi bị cơ quan chức năng phát hiện.

Cà phê “bẩn” đe dọa sức khỏe người tiêu dùng
Lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện hàng chục tấn cà phê chuẩn bị xuất xưởng.

Cụ thể, ngày 15/4/2018, lực lượng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đắk Nông kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến cà phê bột của gia đình bà Nguyễn Thị Loan (đóng tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông). Lúc này trong xưởng có hàng chục tấn cà phê bẩn đã được trộn lẫn với đất, bột đá.

Tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) - thủ phủ cà phê Việt Nam những năm gần đây, lực lượng chức năng cũng thường xuyên bắt quả tang các cơ sở chế biến cà phê không bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lực lượng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk đã từng "đột kích" một xưởng chế biến cà phê ở xã Hòa Khánh (TP Buôn Ma Thuột) phát hiện điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại đây không bảo đảm, tất cả hoạt động từ khâu rang xay và đóng gói đều được làm dưới nền nhà cáu bẩn. Một góc nhà còn nhiều mẻ bắp, đậu nành đã rang, pha hóa chất đen kịt, những thùng hóa chất đặc quánh như nhựa đường nấu chảy, bốc mùi khó chịu.

Đặc biệt, công an đã thu giữ 11 bao đậu nành, 33 bao hạt bắp, 4 bao khác đã rang tẩm hóa chất... và nhiều gói hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ. Để sản xuất cà phê bột bán ra thị trường, cơ sở này đã dùng tới 90% nguyên liệu chế biến là đậu nành, bắp cùng với nhiều loại hóa chất.

Cà phê “bẩn” đe dọa sức khỏe người tiêu dùng
Cơ sở sản xuất Quyên Trang.

Mới đây vào ngày 06/3 2023, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an xã Ea Đar, huyện Ea Kar đã phát hiện và thu giữ 1,7 tấn cà phê bột đã đóng gói cùng một số loại phụ gia như: bột đậu nành, bơ, can hương liệu… tại Cơ sở sản xuất cà phê bột Quyên Trang, số nhà 86, Thôn Hữu Nghị, xã Ea Đar, huyện Ea Kar do ông Bùi Tấn Tin làm chủ. Hiện Cơ sở sản xuất cà phê bột Quyên Trang đã đóng cửa chờ điều tra và số cà phê trên đã được thu giữ và tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.

Mặc dù nhiều vụ việc về sản xuất cà phê kém chất lượng đã được phát hiện nhưng người tiêu dùng vẫn hoang mang, lo lắng khi những cơ sở chế biến cà phê bẩn ở đâu đó chưa được phanh phui. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn cần quyết liệt hơn nữa điều tra, thẩm định chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người dân. Qua đó, nâng cao niềm tin của người dân đối với cà phê Việt và tạo chỗ đứng vững vàng cho các cơ sở sản xuất cà phê chân chính.

Toà soạn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cùng chuyên mục

Mỹ phẩm A Cosmetics ngang nhiên “lừa dối” khách hàng tại sao không tẩy chay và chế tài?
Việc bà chủ Đặng Thị Phương Anh, chủ mưu điều hành nhân viên tuyến dưới quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm thương hiệu A Cosmetics như thần dược “đặc trị” như: trị thâm, trị mụn, tái sinh làn da, phục hồi tái tạo trẻ hoá da, trị nám chống nắng trẻ hoá da…là hồi chuông đáng báo động cho việc làm vi phạm pháp luật, vì tiền bất chấp sức khoẻ của người khác.
Bài 2: Nghệ sĩ Cát Tường tiếp tay quảng cáo "Thần thánh hoá", có biết mình đang làm sai?
Vì lợi nhuận, bất chấp tận dụng các kênh trên mạng xã hội để quảng cáo, thổi phồng công dụng, nói sai về các tính năng của các dòng sản phẩm chức năng, mỹ phẩm mà mình đang kinh doanh. Cát Tường là người của công chúng liệu chị có biết, chị đang lừa dối người tiêu dùng? Đừng cố chấp xin lỗi rồi lại sai.
Cảnh báo người tiêu dùng khi mua pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2023
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi mua pháp hoa, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần mua sản phẩm pháo hoa tại các cửa hàng, địa điểm kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. 
Thu hồi 3 sản phẩm tẩy trang Bioderma nhập khẩu từ Pháp
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi 3 loại mỹ phẩm được sản xuất tại Pháp do hai công ty chịu trách nhiệm đưa ra thị trường không trung thực về tài liệu giấy ủy quyền trong hồ sơ công bố sản phẩm.

Tin mới

TP.HCM: Phòng khám sản phụ khoa Việt Pháp - ngang nhiên tiết lộ giới tính thai nhi, cơ quan chức năng cần vào cuộc
Dù bị pháp luật nghiêm cấm nhưng trên thực tế, Phòng khám sản phụ khoa Việt Pháp - BS Cảnh Lâm (địa chỉ 40/08 Nguyễn Văn Đậu, phường 5, quận Phú Nhuận, TP. HCM) vẫn ngang nhiên công khai, tiết lộ giới tính thai nhi của nhiều khách hàng trái quy định. Dư luận đang mong chờ sự vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm của các cơ quan chức năng.
Vinamilk đẩy mạnh chương trình chăm sóc dinh dưỡng trẻ em và người cao tuổi năm 2023
Ngày 22 và 23/3/2023, Trung tâm Dinh dưỡng (TTDD) Vinamilk đã tổ chức khám sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng và phát quà cho khoảng 2.600 trẻ mầm non trên địa bàn huyện Hàm Yên và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là chương trình khởi động chuỗi hoạt động Tư vấn, chăm sóc và truyền thông về sức khỏe dinh dưỡng năm 2023 của Vinamilk tại nhiều tỉnh thành, với gần 15 ngàn trẻ em và người cao tuổi tham gia.