Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 25/10/2022 15:25 (GMT+7)

Ca chấn thương ngực hở được phẫu thuật cứu sống thành công

Theo dõi GĐ&PL trên

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc chấn thương với vết thương mở toang lồng ngực, các bác sĩ đã kịp thời mổ, phẫu thuật thành công.

Theo Sức khỏe đời sống, vào hồi 16h5 ngày 21/10, Khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân T., 21 tuổi, ở phường Đồng Hòa (quận Kiến An) vào viện trong tình trạng sốc chấn thương với vết thương mở toang lồng ngực do bị vật sắc nhọn đâm vào ngực trái, đầu chảy nhiều máu.

Ca chấn thương ngực hở được phẫu thuật cứu sống thành công Ảnh 1
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. (Ảnh: BVKA).

Qua thăm khám, bệnh nhân T. nhanh chóng được các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: chụp CT, chụp X-quang và siêu âm tim, phổi, ổ bụng…, và chuyển vào phòng mổ tiến hành phẫu thuật cấp cứu.

Sau 2h phẫu thuật, bệnh nhân đã được kíp mổ bệnh viện khâu cố định dẫn lưu máu, đóng kín khoang liên sườn.

Hiện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục được theo dõi tại phòng cấp cứu Khoa Ngoại Thần kinh-Lồng ngực của bệnh viện.

Theo các bác sĩ, vết thương ngực hở là một nhóm các cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Tùy theo các thương tổn giải phẫu trong lồng ngực mà vết thương ngực hở có nhiều thể bệnh với tên gọi, mức độ nặng - nhẹ và cách điều trị, cấp cứu khác nhau.

Nguyên nhân gây vết thương ngực hở thường là do các vật nhọn (dao, kéo, que sắt) đâm vào ngực. Đôi khi, lỗ vào vết thương không nằm trên thành ngực mà từ cổ xuống hoặc bụng lên. Vết thương ngực hở thường gặp ở nam giới, độ tuổi 20 - 40.

Về điều trị vết thương ngực hở, tùy thuộc vào các mức độ thương tổn, nhưng chủ yếu là: Can thiệp giúp bệnh nhân phục hồi sinh lý hô hấp (dẫn lưu màng phổi, khâu vết thương thành ngực) và can thiệp cầm máu.

Cùng chuyên mục

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh từ vi khuẩn Whitmore đầu tiên
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.

Tin mới

Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 1 tháng tới, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.