Bố mẹ chồng lên chơi ông xã bắt đãi lạc rang, rau muống luộc cả tuần, ông bà về tôi mới hiểu
Vốn tưởng chồng sẽ bảo tôi nấu món gì ngon ngon để đãi bố mẹ, ai ngờ anh lại dặn tôi nấu đơn sơ như lạc rang, trứng rán, đậu phụ, rau muống luộc là được. Tôi ngạc nhiên lắm, bởi đây là bố mẹ ruột của anh mà, sao anh lại đối xử với bố mẹ như thế.
Vốn tưởng chồng sẽ bảo tôi nấu món gì ngon ngon để đãi bố mẹ, ai ngờ anh lại dặn tôi nấu đơn sơ như lạc rang, trứng rán, đậu phụ, rau muống luộc là được. Tôi ngạc nhiên lắm, bởi đây là bố mẹ ruột của anh mà, sao anh lại đối xử với bố mẹ như thế.
Sau khi cưới, tôi đã không dưới chục lần yêu cầu chồng đưa hết lương cho tôi quản lý, quy tiền về một mối. Nhưng chồng nhất quyết không chịu, bảo tiền ai người nấy tiêu, mỗi tháng anh chỉ đưa cho tôi 10 triệu đóng góp cho gia đình thôi, phần còn lại anh tự giữ.
Mà số tiền kia thà anh tiết kiệm để lo cho gia đình sau này cho cam, đằng này anh toàn tuồn hết về nhà nội khiến tôi rất bực mình. Mỗi tháng chồng biếu bố mẹ chồng 5 triệu, tôi chẳng ý kiến gì vì chung quy đó cũng là chữ hiếu, con cái lo cho bố mẹ là chuyện thường tình.
Nhưng, anh còn lo cho cả em trai nữa. Khi chú kết hôn, anh cho hẳn 300 triệu. Chú nói muốn mua xe, anh cũng cho 150 triệu chẳng hề suy nghĩ. Nhà nội anh sốt sắng, lo toan chu đáo như vậy nhưng nhà vợ thì lại khác, anh chẳng bao giờ chủ động như thế cả.
Khi em trai tôi cưới vợ, gom góp mãi tôi mới cho em được 3 chỉ vàng. Hờn dỗi nói với chồng, anh lại đáp tỉnh bơ:
- Anh cho em trai anh bằng tiền của anh, có phải của em đâu mà em ý kiến. Em trai em, em không có thì cho ít, trách ai được.
Làm cái gì chồng cũng đặt nhà nội lên hàng đầu, ấy vậy mà khi tôi mang thai và sinh con, nhờ mẹ chồng tới ở cùng để đỡ đần thì bà lại thẳng thừng từ chối. Bà bảo sức khỏe không tốt, không thể chăm con dâu chăm cháu được, nên cuối cùng tôi lại phải nhờ nhà ngoại chăm mấy tháng ở cữ.
Khi hết thời gian nghỉ thai sản, tôi muốn nhờ mẹ chồng trông con hộ để đi làm thì chồng tôi lại bênh bà:
- Mẹ không có nghĩa vụ phải giúp chúng ta chăm sóc con cái, em đừng bắt ép mẹ.
Nghe mà chạnh lòng. Từ khi tôi sinh nở, bố mẹ anh đã bao giờ đến giúp đỡ hay chăm sóc cháu nội ngày nào đâu mà anh nói nặng lời với tôi như thế? Ngược lại, bố mẹ tôi không nề hà gì, vừa bỏ tiền của vừa bỏ sức, chăm cháu không một lời oán thán thì anh chẳng nói gì.
Ấy vậy mà khi con tôi vào tiểu học, bố mẹ chồng lại đòi đến ở cùng để đưa đón cháu đi học. Tôi bức xúc lắm vì trước cần ông bà không đến, giờ con đã lớn, tôi hoàn toàn có thể tự xoay sở được thì ông bà lại đòi đến bằng được. Thế nhưng, ông xã tôi lại hào hứng lắm, anh còn lái xe về quê đón bố mẹ lên.
Vốn tưởng chồng sẽ bảo tôi nấu món gì ngon ngon để đãi bố mẹ, ai ngờ anh lại dặn tôi nấu đơn sơ như lạc rang, trứng rán, đậu phụ, rau muống luộc là được. Tôi ngạc nhiên lắm, bởi đây là bố mẹ ruột của anh mà, sao anh lại đối xử với bố mẹ như thế.
Tuy hơi ngại với bố mẹ chồng vì ông bà lên lại thết đãi cơm canh đạm bạc hơn mức bình thường, nhưng ông xã đã dặn nên tôi vẫn làm theo. Việc này khó tránh khỏi bị bố mẹ chồng càm ràm, than phãn.
Thế rồi sau một tuần liên tục ăn cơm lạc rang, rau muống luộc, bố mẹ chồng mắng vợ chồng tôi keo kiệt, bất hiếu rồi đòi bỏ về quê. Những lời mắng mỏ của bố mẹ chồng khiến tôi cảm thấy vô cùng có lỗi, xấu hổ và tức chồng. Nhưng ông xã lại không nói lời nào, chỉ xách hành lý của bố mẹ chồng lên xe rồi chở ông bà về quê.
Thấy chồng như vậy, không chỉ bố mẹ chồng sững sờ mà ngay cả tôi cũng bối rối. Chồng tôi luôn là người con trai hiếu thảo, xem bố mẹ là trời, không bao giờ dám làm trái ý ông bà sao giờ lại cư xử như thế?
Xong xuôi mọi việc, chồng mới giải thích rằng bố mẹ anh lên đây không phải là để đưa đón cháu nội đi học, giúp đỡ hai vợ chồng tôi. Chẳng qua, họ đến để xin anh 1 tỷ để mua nhà cho con trai út.
Anh không có tiền, và sau mấy năm vừa qua, anh cũng đã nhìn nhận rõ. Họ luôn ỷ lại vào anh, coi anh như cái máy rút tiền, còn đến lúc anh nhờ vả thì chẳng ai chịu giúp đỡ. Chính vì vậy, lần này bố mẹ hỏi tiền anh nhất quyết không đưa. Thấy bố mẹ lên đây “ăn vạ”, anh mới dặn tôi nấu cơm canh đạm bạc để “đuổi khéo” ông bà về quê.
Sự tỉnh ngộ của chồng khiến tôi ngây ngất, trong lòng hạnh phúc sung sướng. Nhưng khi tôi chưa kịp nói gì thì hành động sau đó của anh càng khiến tôi ngạc nhiên hơn.
Anh chủ động giao ra sổ tiết kiệm và thẻ lương của mình cho tôi, bảo từ nay tôi sẽ là “tay hòm chìa khóa trong nhà”. Nhưng nhìn số dư trong tài khoản chỉ có vài triệu, còn sổ tiết kiệm chỉ được 150 triệu mà tôi không khỏi ngán ngẩm. Nếu như anh tỉnh ngộ sớm hơn, không chu cấp cho bố mẹ và em trai hết lần này đến lần khác thì tiền tiết kiệm đã không ít như vậy rồi. Nhưng bây giờ sửa sai vẫn còn kịp mà đúng không mọi người?