Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 28/01/2024 15:10 (GMT+7)

Bộ GTVT trả lời về đề nghị bỏ thi GPLX bằng phần mềm mô phỏng

Theo dõi GĐ&PL trên

Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giúp người học nhận biết, phát hiện các tình huống mất an toàn thường xảy ra trong thực tế để lái xe an toàn.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Bộ GTVT vừa có Công văn số 973/BGTVT-VT gửi đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Đồng Nai gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV phản ánh về việc bãi bỏ việc tổ chức thi mô phỏng đối với bằng lái xe ô tô.

Trả lời về vấn đề này, Bộ GTVT cho biết, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe; Thông tư số 38/2019/TTBGTVT ngày 08/9/2019, Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT ngày 27/01/2021 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giúp người học nhận biết, phát hiện các tình huống mất an toàn giao thông thường xảy ra trong thực tế để lái xe an toàn; phần mềm được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu phần mềm mô phỏng dùng cho sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại các quốc gia như: Anh, Úc, Nhật, Singapore… Hiện nay, tỉ lệ học viên đạt yêu cầu nội dung sát hạch lái xe trên Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông đạt trên 80%.

Tiếp thu ý kiến góp ý của cử tri, Bộ GTVT sẽ giao Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp các đơn vị xây dựng phần mềm điều chỉnh, cập nhật một số tình huống phù hợp thực tế, điều chỉnh thời gian nhận biết để người học dễ dàng tiếp thu, xử lý.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.