Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 23/04/2025 11:33 (GMT+7)

Bộ Công an đề xuất tăng nặng hình phạt đối với các tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó đề xuất nâng mức định lượng tiền làm căn cứ xác định khung hình phạt đối với các tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm.

Theo đó, các mức xử phạt đối với tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trốn đóng bảo hiểm cho gười lao động sẽ dược điều chỉnh tăng. Cụ thể:

Điều 214 dự thảo Luật về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định rõ: Với hành vi lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 20 triệu đồng – 200 triệu đồng; Hoặc gây thiệt hại từ 40 triệu đồng – 400 triệu đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 200 triệu đồng (quy định hiện hành phạt tiền từ 20-100 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khoản 2 Điều này quy định phạt tiền từ 200 – 400 triệu đồng đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm với các trường hợp có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 200 triệu đồng – 01 tỉ đồng; gây thiệt hại từ 400 triệu đồng – 01 tỉ đồng; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm tù với các trường hợp chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 01 tỉ đồng; gây thiệt hại 01 tỉ đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng – 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tương tự, với tội gian lận bảo hiểm y tế quy định tại Điều 215, dự thảo đề xuất nâng mức phạt so với quy định hiện hành.

Đáng chú ý, dự thảo đề xuất tăng mức hình phạt tiền với tội Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động quy định tại Điều 216. Theo đó, người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng – 400 triệu đồng (hiện nay quy định 50 triệu đồng – 200 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: trốn đóng bảo hiểm từ 100 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (hiện nay là 200 triệu đồng – 500 triệu đồng) khi phạm tội 02 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 600 triệu đồng đến dưới 02 tỉ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

Người phạm tội nếu trốn đóng bảo hiểm từ 02 tỉ đồng trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên hoặc không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 điều này thì bị phạt tiền từ 01 tỉ đồng – 02 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm – 07 năm tù. Mức phạt tiền hiện nay là từ 500 triệu đồng – 01 tỉ đồng. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt từ 400 triệu đồng – 06 tỉ đồng (hiện nay là từ 200 triệu đồng – 03 tỉ đồng).

Ngoài ra, với tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền cao nhất đến 14 tỉ đồng.

Cùng chuyên mục

Dự kiến từ 01/7 sẽ cấp tài khoản định danh cho người nước ngoài
Đây là thông tin được đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) chia sẻ tại Tọa đàm "Để kết nối VNeID an toàn và tiện lợi" nhằm thúc đẩy kết nối hiệu quả giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân với VNeID - ứng dụng định danh điện tử quốc gia do báo Tuổi trẻ tổ chức ngày 22/4.
NSƯT Hương Giang ra mắt Album “Bài ca Thống nhất”
Nhân kỷ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thượng tá, NSƯT Hương Giang - Giảng viên Thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội ra mắt Album “Bài ca Thống nhất”.

Tin mới

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025, tăng gần 189% so với cùng kỳ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2024 và vốn điều lệ Ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.
Viện thẩm mỹ Lavender by Chang bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo “lố”
Vừa qua, ngành thẩm mỹ tại TP.HCM lại tiếp tục chứng kiến một vụ việc gây xôn xao dư luận khi Viện Thẩm Mỹ Lavender by Chang, một cái tên đã trở nên quen thuộc trong hội chị em yêu thích làm đẹp, chính thức bị xử phạt vì hành vi quảng cáo sai sự thật. Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế đối với Công ty TNHH Lavender Sài Gòn, có địa chỉ tại Số 61 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3.