Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 07/11/2023 13:26 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu đe doạ sự phát triển kinh tế-xã hội của châu Phi

Theo dõi GĐ&PL trên

Châu Phi đang phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu, đe dọa phát triển kinh tế-xã hội của châu lục này.

Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Phi (UNECA) cảnh báo dù phát thải khí nhà kính của châu Phi chỉ chiếm một phần nhỏ trong lượng phát thải toàn cầu, song châu lục này đang phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu, đe dọa phát triển kinh tế-xã hội của châu lục.

Số liệu từ UNECA cho thấy trong số 20 quốc gia bị biến đổi khí hậu đe dọa nhiều nhất, có tới 17 quốc gia ở châu Phi. Biến đổi khí hậu cũng đã tác động đến 2-9% ngân sách quốc gia trên khắp châu lục này.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet).

Trong tuyên bố ngày 2/11, UNECA nêu rõ vì những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu, các nước châu Phi đã phải tăng mức sử dụng tài chính công cho các nỗ lực giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ người dân. Điều này đã tước đi nguồn lực cần thiết để tài trợ cho phát triển, bảo vệ những thành quả phát triển và thực hiện Các mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).

Theo UNECA, những hạn chế liên quan đến biến đổi khí hậu cho thấy nhu cầu cấp thiết của châu Phi trong việc phát triển các mô hình tăng trưởng mới, có khả năng bảo tồn và nâng cao phúc lợi cho người dân trong khi thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần làm chậm lại tình trạng này.

Tuyên bố trên được đưa ra trong khuôn khổ cuộc họp do Văn phòng UNECA tại Bắc và Tây Phi tổ chức với chủ đề "Chuyển đổi sang các nguồn tài nguyên tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực ở Bắc và Tây Phi," diễn ra ở thủ đô Accra của Ghana.

Cuộc họp quy tụ sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện từ 22 quốc gia Bắc và Tây Phi. Trong khuôn khổ cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận về các vấn đề quan trọng, bao gồm tác động của biến đổi khí hậu và ý nghĩa đối với các chiến lược phát triển kinh tế và xã hội, cũng như các thách thức về an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu, đặc biệt nhấn mạnh vào vai trò then chốt của năng lượng tái tạo trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân.

Phát biểu tại cuộc họp, bà Ngone Diop, Giám đốc Văn phòng UNECA tại Tây Phi, cho biết: “Tình trạng mất an ninh lương thực là một thách thức mang tính cơ cấu ở châu Phi, ảnh hưởng đến 20% dân số của lục địa này so với tỷ lệ 9,8% toàn cầu."

Bà Diop nhấn mạnh cần tăng năng suất nông nghiệp, huy động nhiều nguồn lực trong nước hơn và đẩy nhanh việc thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do châu Phi, vốn đóng vai trò là nền tảng để giảm nghèo và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu tại lục địa này.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.