Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 15/09/2022 17:01 (GMT+7)

Bệnh nhân bị tường đổ lên người nguy kịch được cứu sống ngoạn mục

Theo dõi GĐ&PL trên

Nam bệnh nhân bị bức tường đổ đè lên người, gây đa chấn thương nguy kịch tính mạng, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã nhanh chóng cấp cứu thành công.

Nhân dân đưa tin, anh T.H.C., (31 tuổi, TP Cần Thơ), phụ làm nhà cho người thân, bất ngờ bị bức tường đổ sập đè lên người bất tỉnh, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, da niêm nhợt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp thấp, thở nhanh nông, co kéo lồng ngực.

Bệnh nhân bị tường đổ lên người nguy kịch được cứu sống ngoạn mục Ảnh 1
(Ảnh: Thanh Niên).

Bệnh nhân đau nhiều vùng lưng và chậu hông, tê hai chân. Vết thương phức tạp vùng đầu mặt, tràn khí dưới da vùng ngực trái, biến dạng vai phải, sờ ổ khớp rỗng vai phải, tay phải lạnh hơn tay trái, mạch, quay, trụ tay phải không bắt được.

Các bác sĩ Khoa Cấp cứu vừa hồi sức chống sốc thở ô-xy, truyền dịch, truyền máu chảy nhanh, giảm đau và kích hoạt báo động đỏ nội viện.

Hội chẩn nhiều chuyên khoa chẩn đoán choáng chấn thương/đa thương do tai nạn lao động: Chấn thương sọ não, vết thương phức tạp hàm mặt, tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da vùng ngực, trật khớp vai phải, tổn thương động mạch nách, chấn thương cột sống thắt lưng, gãy khung chậu lệch ít, gãy xương cùng cụt bên trái di lệch, tụ máu sau phúc mạc lượng nhiều nghi do tổn thương đám rối trước xương cùng-rối loạn đông máu nặng.

Các bác sĩ tiến hành giải quyết ổ chảy máu lưu lượng lớn vùng chậu bằng phương pháp can thiệp nội mạch, dẫn lưu màng phổi, nắn khớp vai và phẫu thuật tắc động mạch cánh tay.

Các bác sĩ đã can thiệp mạch tiến hành chụp mạch số hóa xóa nền mạch máu vùng chậu phát hiện ổ thoát mạch từ nhánh động mạch chậu trong (T) và tiến hành nút mạch cầm máu ổ thoát mạch lưu lượng lớn với thời gian 10 phút (bơm tắc bằng hỗn hợp keo Histoacryl).

Thanh niên đưa tin, sau khoảng 10 phút can thiệp thành công, tình trạng huyết động bệnh nhân cải thiện, huyết áp ổn định. Đồng thời, bệnh nhân được chuyển đến hậu phẫu, điều chỉnh rối loạn đông máu và tiếp tục thực hiện các can thiệp tiếp theo.

BS.CK2 Nguyễn Thanh Huy, Trung tâm Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, đây là một ca cấp cứu đa thương rất nặng. Ngay lúc cấp cứu nguy cơ bệnh nhân tử vong rất cao, huyết áp tụt rất nhanh.

“Lúc cấp cứu đã truyền đến gần 6 đơn vị máu mà huyết động bệnh nhân không thay đổi. Qua chụp CT-Scanner và MRI thì phát hiện bệnh nhân có tụ máu sau phúc mạc vùng chậu rất nhiều. Lúc này, xác định bằng mọi giá phải cầm máu để cứu mạng bệnh nhân trước”, Thanh niên dẫn lời BS Huy nói.

Hiện tại, sau theo dõi 24 giờ, mạch quay và trụ tay phải bệnh nhân đều bắt rõ, các ngón tay hồng.

Cùng chuyên mục

95,7% người bệnh hài lòng với khối bệnh viện tại Hà Nội
Sở Y tế Hà Nội vừa công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý III năm 2024. Trong đó, tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 95,7% và 96,6% khối trung tâm y tế (bao gồm 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115).
Tỷ lệ tiêm chủng thực tế trong cộng đồng tại TP HCM chưa đạt 95%
Sau một tháng triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi, đến ngày 30/9, trên thống kê lý thuyết, tỷ lệ bao phủ đủ 2 mũi vaccine sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt 95,09% (bao gồm cả trẻ đã tiêm đủ 2 mũi sởi trước chiến dịch).
Cung ứng đủ, kiểm soát chặt giá thuốc điều trị người bệnh sau mưa bão
Để bảo đảm cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc; Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam; Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão.
Lần đầu chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng tế bào gốc
Một nghiên cứu mới đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách sử dụng tế bào gốc. Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã thành công trong việc đảo ngược tình trạng bệnh ở một phụ nữ 25 tuổi thông qua cấy ghép tế bào gốc được “tái lập trình” từ chính cơ thể của bệnh nhân.

Tin mới