Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 19/08/2022 16:44 (GMT+7)

Bé trai bị rắn cạp nia cắn nguy kịch lúc nửa đêm

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 19/8, PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp nhiễm độc nặng do bị rắn độc cắn.

Ngày 19/8, PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp nhiễm độc nặng do bị rắn độc cắn.

Bệnh nhân là bé trai N.T.C. (13 tuổi, ngụ tại Tân Uyên, Bình Dương).Khoảng 3h sáng ngày 11/8, cháu C. được gia đình đưa đến bệnh viện với một vết thương ở vùng đùi phải.

Bé trai bị rắn cạp nia cắn nguy kịch lúc nửa đêm Ảnh 1
Bé trai nhập viện sau khi bị rắn cạp nia cắn

Gia đình cho hay, lúc nửa đêm cậu bé đang nằm ngủ dưới nền nhà thì bị con rắn cạp nia (có khoang trắng, khoang đen dài khoảng 1m) cắn vào chân. Phát hiện vụ việc, gia đình đã đưa C. đến nhà thầy lang gần nhà để cứu chữa.

Tuy nhiên, tình trạng quá nặng nên em được chuyển lên một bệnh viện ở Đồng Nai. Tại đây, em lơ mơ, bác sĩ đặt nội khí quản, bóp bóng và chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy.

Qua chẩn đoán, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị rắn cạp nia cắn nhiễm độc nặng gây suy hô hấp, yếu liệt cơ toàn thân. Thế nhưng, ở các bệnh viện khu vực phía Nam không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia đơn giá để điều trị đặc hiệu cho bệnh nhi. Sau một cuộc hội chẩn, các bác sĩ quyết định sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đa giá (trong đó có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia) để điều trị cho bé.

Tại khoa Hồi sức tích cực, bé được điều trị chủ yếu với thở máy và truyền 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn. 12 giờ sau, bé bắt đầu có đáp ứng với những cử động nhẹ ngón chân, ngón tay. Sau 2 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi đã có thể mở mắt, cử động tay chân, tiếp xúc tốt. Dự kiến bệnh nhi sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.

Tin mới