Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 15/08/2024 15:58 (GMT+7)

Bánh Trung thu "handmade": Có đảm bảo an toàn thực phẩm?

Theo dõi GĐ&PL trên

Những ngày này, trên đường phố đã xuất hiện các gian hàng bán bánh trung thu. Trên mạng, các sản phẩm bánh handmade cũng được quảng cáo sôi động...

Bánh Trung thu handmade được nhiều người lựa chọn vì chúng được quảng cáo làm tại nhà, với nguyên liệu tươi ngon không dùng chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu... Những chiếc bánh này còn thu hút người mua bởi sự đa dạng từ kiểu dáng đến nguyên liệu làm nhân và vỏ bánh, vị ngọt vừa phải, giá cả phù hợp.

Hiện trên các hội nhóm mạng xã hội, bánh Trung thu handmade được rao bán từ 20.000-50.000 đồng/chiếc tùy loại nhân. Cá biệt có bánh lên tới 200.000-500.000 đồng/chiếc tùy nhân bánh và kích cỡ.

Bánh Trung thu "handmade": Liệu có đảm bảo an toàn thực phẩm?
Bánh Trung thu "handmade" đa dạng về kiểu dáng. Ảnh minh họa: IT. https://suckhoeviet.org.vn/.

Cùng với thị trường bánh handmade, có rất nhiều người dân mua nguyên liệu làm bánh Trung thu. Tại các chợ, nguyên liệu làm bánh Trung thu khá phong phú, từ nguyên liệu làm vỏ bánh dẻo, bánh nướng tới nguyên liệu làm nhân bánh như mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, hạt sen, các loại nước đường, nước hoa bưởi, hương trà...

Tuy nhiên, điểm chung của các loại nguyên liệu này đều là những mặt hàng "nhiều không": Không nhãn mác, không ngày sản xuất và không hạn sử dụng... Một số loại được đóng sơ sài trong túi nilon được bán theo cân, hoặc các bao bì chỉ có chữ Trung Quốc, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Theo quy định của Bộ Y tế, bánh Trung thu không thể bảo quản ở điều kiện thông thường trong thời gian dài. Việc sản xuất và kinh doanh bánh Trung thu nói riêng và các loại hàng hóa, thực phẩm khác nói chung là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Kể cả nhà sản xuất hay cơ sở kinh doanh, buôn bán đều phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo quy định của Bộ Y tế, bánh Trung thu không thể bảo quản ở điều kiện thông thường trong thời gian dài. Việc sản xuất và kinh doanh bánh Trung thu nói riêng và các loại hàng hóa, thực phẩm khác nói chung là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Kể cả nhà sản xuất hay cơ sở kinh doanh, buôn bán đều phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vì vậy, với các loại bánh được bảo quản sơ sài, người tiêu dùng có quyền đặt nghi vấn về chất lượng sản phẩm cũng như khâu kiểm soát của cơ quan chức năng. Thực tế, các cơ quan chức năng cũng đã thu giữ nhiều lô bánh Trung thu handmade không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Càng là các loại bánh Trung thu được quảng cáo là "handmade", "nhà làm" và được bày bán tràn lan trên mạng thì càng khó quản lý về chất lượng.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 1964/ATTP-NĐTT về việc tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024.

Cục An toàn thực phẩm đề nghị UBND, Sở Y tế các tỉnh/thành phố, Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh/ TP Đà Nẵng, chỉ đạo các đơn vị chức năng: Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung ưu tiên cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố…

Kịp thời truy xuất, thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu có dấu hiệu hình sự đề nghị chuyển cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đồng thời tăng cường truyền thông cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm quy định điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm.

Bánh Trung thu "handmade": Liệu có đảm bảo an toàn thực phẩm?
Người tiêu dùng nên lựa chọn các cơ sở làm bánh uy tín. Ảnh minh họa: IT. https://suckhoeviet.org.vn/.

Đối với người tiêu dùng: Hướng dẫn việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; chỉ mua, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, không đúng đối tượng, liều lượng theo quy định.

Bên cạnh đó, các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để sẵn sàng cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm…

Là địa bàn tập trung đông dân cư cũng như các cơ sở, làng nghề làm bánh trung thu, TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 232 về bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024. Theo đó, từ nay đến hết ngày 20/9/2024, TP Hà Nội sẽ tiến hành đợt thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm Tết Trung thu tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh tuyên truyền với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.

Trong thời gian này, các sở, ban, ngành (y tế, công thương, quản lý thị trường…) căn cứ tình hình quản lý, chủ động tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoặc liên ngành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu.

Người dân nên lựa chọn các quầy bánh Trung thu có thương hiệu, lựa chọn những cơ sở sản xuất có uy tín. Những quầy bán bánh Trung thu, điểm bán bánh cần có đầy đủ các loại giấy tờ do cơ quan chức năng địa phương cấp phép đủ điều kiện kinh doanh. Người dân không nên mua các loại bánh Trung thu "siêu rẻ”, bánh giảm giá trên mạng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cùng chuyên mục

VFF cùng Vinmec ký kết hợp tác chiến lược về y học thể thao
Ngày 1/4/2025, Hệ thống Y tế Vinmec và Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm tập trung chăm sóc sức khỏe tuyển thủ, đồng thời mở rộng đào tạo và nghiên cứu nhằm nâng cao toàn diện chất lượng y học thể thao Việt Nam. Sự kiện không chỉ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho các vận động viên mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của y học thể thao nước nhà.
Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...

Tin mới

Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết.
Cảnh báo tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Tại Họp báo thông báo tình hình, kết quả các mặt công tác công an Quý I/2025 do Bộ Công an tổ chức ngày 04/4, Bộ Công an đã khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, kiểm chứng kỹ lưỡng thông tin trước khi quyết định đóng góp từ thiện, tránh bị các đối tượng xấu, tội phạm lừa đảo.