Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/09/2024 09:35 (GMT+7)

7 loại rau củ phổ biến nhưng chứa đầy độc tố gây ung thư

Theo dõi GĐ&PL trên

Dưới đây là số loại rau củ có thể chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, thậm chí là ung thư, bạn nên tránh xa.

Khoai tây mọc mầm độc

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng các chất độc tự nhiên như solanine và chaconine tăng lên đáng kể. Các chất này có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là suy hô hấp và tử vong trong trường hợp nghiêm trọng.

Khoai tây mọc mầm cũng mất đi một phần giá trị dinh dưỡng do quá trình chuyển hóa tinh bột thành các chất độc. Nhiều thường thường cắt bỏ mầm và phần xanh trên khoai tây rồi sử dụng tiếp nhưng điều này không hoàn toàn loại bỏ được độc tố.

Ngay cả khi nấu chín độc tố trong khoai tây đã mọc mầm cũng không giảm bớt đang kể. Trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu đặc biệt nhạy cảm với độc tố trong khoai tây mọc mầm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tuyệt đối không nên ăn khoai tây mọc mầm. Hãy loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bạn và gia đình.

5 loại rau củ chứa đầy độc tố có thể gây ung thư, rẻ mấy cũng chớ dại ăn vào- Ảnh 1.
Tuyệt đối không nên ăn khoai tây đã mọc mầm. Ảnh: Getty Images.

Bí đỏ già hoặc để lâu

Bí đỏ để lâu dễ bị nhiễm nấm mốc, sản sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe. Ăn phải bí đỏ bị mốc có thể gây ngộ độc thực phẩm, với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Bí đỏ già có nhiều chất xơ khó tiêu, có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa yếu.

Để đảm bảo an toàn và tận hưởng trọn vẹn hương vị của bí đỏ, nên chọn những quả bí tươi, không bị dập nát và chế biến ngay sau khi mua. Nếu bạn có bí đỏ đã để lâu, hãy kiểm tra kỹ trước khi ăn và loại bỏ bất kỳ phần nào có dấu hiệu nấm mốc hoặc hư hỏng.

Cà chua xanh chứa đầy độc tố

Dù cà chua là một loại quả quen thuộc và bổ dưỡng, nhưng khi còn xanh, chúng tiềm ẩn một mối nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe của bạn. Trong giai đoạn chưa chín, cà chua chứa một lượng lớn các chất độc tự nhiên có tên là "alkaloid". Những chất này có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng trong cơ thể, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Các triệu chứng ngộ độc cà chua xanh rất đa dạng và khó chịu, bao gồm buồn nôn, nôn mửa không kiểm soát, tiết nhiều nước bọt, cảm giác yếu sức và mệt mỏi triền miên. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc cà chua xanh thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người ăn.

Hàm lượng alkaloid trong cà chua giảm dần khi chúng chín và biến mất hoàn toàn khi cà chua chuyển sang màu đỏ tươi. Vì vậy, chỉ nên ăn cà chua khi chúng đã chín hoàn toàn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.

5 loại rau củ chứa đầy độc tố có thể gây ung thư, rẻ mấy cũng chớ dại ăn vào- Ảnh 2.
Cà chua xanh có thể dẫn đến ngộ độc. Adobe Stock.

Mộc nhĩ tươi

Trong mộc nhĩ tươi có chứa một chất có tên là Porphyrin, chất này đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Sau khi ăn mộc nhĩ tươi, nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng, chất Porphyrin này sẽ kích hoạt một loạt phản ứng khó chịu trên da. Bạn có thể gặp phải tình trạng viêm da, ngứa ngáy dữ dội, phù nề, thậm chí là đau nhức toàn thân.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cơ thể, cách tốt nhất là sử dụng mộc nhĩ khô thay vì mộc nhĩ tươi. Mộc nhĩ khô đã trải qua quá trình phơi hoặc sấy, giúp loại bỏ phần lớn chất Porphyrin gây hại. Trước khi chế biến, hãy ngâm mộc nhĩ khô trong nước sạch cho đến khi nở mềm, sau đó rửa kỹ và nấu chín kỹ lưỡng.

Giá đỗ tự làm không đúng cách

Quá trình ủ giá đỗ đòi hỏi môi trường ẩm ướt và ấm áp, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là Salmonella và E.coli. Nếu không tuân thủ vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình làm giá, hoặc sử dụng nguyên liệu không đảm bảo, giá đỗ có thể bị nhiễm khuẩn. Ăn phải giá đỗ nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm hơn.

Nếu sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng hoặc thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc trong quá trình làm giá, các chất độc hại này có thể tích tụ trong giá đỗ. Ăn phải giá đỗ chứa chất độc hại có thể gây tổn thương gan, thận và các cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Dưa muối còn xanh

Không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng. Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.

Sắn chưa nấu chín

Sắn là thực phẩm rất quen thuộc với người Việt, nó còn là lương thực chủ yếu ở một số nước đang phát triển, cung cấp thức ăn cho hơn nửa tỷ người.

Tuy nhiên việc chế biến sắn không đúng cách có thể khiến cho chất cyanide trong sắn gây ra ngộ độc xyanua cấp tính, tê liệt thân hoặc thậm chí tử vong.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.