6 nguyên tắc dùng thuốc giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Sốt hay đau là những tác dụng phụ có thể xảy ra ở một số người sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Trong trường hợp bạn bị sốt cao hoặc đau nhiều thì buộc phải sử dụng thuốc.
Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Do thuốc giảm đau hạ sốt là thuốc không kê đơn nên nhiều người đã tùy tiện sử dụng hoặc dùng không đúng, vượt quá liều lượng.
Lời khuyên mà mọi người thường nghe thấy sau khi đi tiêm phòng vắc xin Covid-19 về là hãy nghỉ ngơi, uống nhiều nước và uống thuốc giảm đau, hạ sốt khi bạn thực sự khó chịu.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở rằng, chỉ cần ra hiệu thuốc là bạn có thể mua được và nhiều loại thuốc thường có sẵn trong nhà. Hãy dùng thuốc giảm đau chỉ khi thực sự cần thiết, không nên dùng quá liều loại thuốc giảm đau acetaminophen, vì uống quá nhiều có thể gây tổn thương gan, thậm chí gây bệnh nặng và tử vong.
Theo các bác sĩ thuộc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Đài Loan, mặc dù liều lượng tối đa hàng ngày được khuyến nghị cho người lớn khỏe mạnh không vượt quá 4.000 mg, nhưng cách an toàn nhất là uống theo liều lượng cần thiết và cố gắng không vượt quá 3.000 mg mỗi ngày, đặc biệt là những người sử dụng thuốc cần chú ý đến một số điểm khi sử dụng:
1, Khi mua thuốc ho, cảm lạnh hoặc giảm đau không kê đơn, hãy kiểm tra thành phần, bao gồm cả việc chúng có chứa acetaminophen hay không? Liều lượng là bao nhiêu? Liều thông thường là 325, 500 hoặc 650 mg. Hãy cẩn thận khi dùng liều 500 hoặc 650 mg.
2, Tránh sử dụng đồng thời với các loại thuốc khác có chứa acetaminophen, có thể gây ra quá liều.
3, Tránh uống rượu hoặc uống đồ có cồn trong thời gian dùng thuốc để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm độc gan do thuốc.
4, Tránh dùng nhiều hơn liều lượng an toàn. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, không được dùng sai so với hướng dẫn.
5, Chú ý đến các triệu chứng ngộ độc thuốc do quá liều. Dùng quá liều chủ yếu gây tổn thương gan. Trong vòng 24 giờ sau khi dùng quá liều, có thể xảy ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chán ăn và đau vùng bụng trên bên phải. Trong trường hợp nặng, da có thể chuyển sang màu vàng và cảm thấy mệt mỏi. Nếu phát hiện sớm quá liều, có thể cho thuốc giải độc trong vòng 8 giờ sau khi ngộ độc, hiệu quả điều trị là tốt nhất.
6, Không cần thiết phải uống thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng phòng ngừa trước khi tiêm chủng, và chỉ sử dụng thuốc sau khi tiêm phòng nếu bị sốt.
Ước tính sẽ có 300 triệu ca nhiễm Covid-19 vào đầu năm 2022
Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới, tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus mới đây vừa đưa ra nhận định cho biết, với xu hướng phát triển hiện nay của COVID-19, tổng số ca được xác nhận trên toàn thế giới sẽ vượt quá 300 triệu vào đầu năm tới, đồng thời cũng cảnh báo sự xuất hiện của trường hợp nhiễm virus Marburg ở Tây Phi.
Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Geneva hôm nay rằng sau khi số ca toàn cầu tích lũy vượt ngưỡng 100 triệu chỉ mất 6 tháng, thống kê trong tuần qua cho thấy tổng số tích lũy đã vợt qua con số 210 triệu trường hợp, nhưng ông nhấn mạnh rằng "chúng tôi biết số trường hợp thực tế cao hơn".
TS Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ ra rằng 300 triệu ca tiếp theo sẽ phụ thuộc vào hành động của mọi người, vẫn còn có cơ hội để thay đổi.
Không chỉ có COVID-19, mà con người còn phải đối mặt với MARBURG
Ngoài virus COVID-19, Ông Tedros cũng cảnh báo về sự xuất hiện của virus Marburg vì đã xuất hiện các trường hợp đáng lo ngại ở Tây Phi hiện nay.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, Cộng hòa Guinea đã thông báo về ca tử vong của một người đàn ông ở Tây Nam nước này vào tuần trước, đây là trường hợp nhiễm virus Marburg đầu tiên ở Tây Phi.
WHO và các đối tác đang hỗ trợ Bộ Y tế Guinea điều tra nguồn gốc của virus và theo dõi khoảng 150 địa chỉ liên lạc.
Tiến sĩ Tedros nói rằng Marburg khác với virus COVID-19, nhưng trọng tâm của việc phòng chống dịch là giống nhau, bao gồm cách ly, theo dõi và thực hiện các việc liên quan đến cộng đồng địa phương trong các biện pháp ứng phó.
Ngoài ra, mặc dù vắc xin cho virus Marburg đang được phát triển, nhưng cho đến hiện tại thì chưa có loại vắc xin nào được phê duyệt.
Theo WHO, virus Marburg thường liên quan đến việc tiếp xúc với các hang động và mỏ nơi dơi ăn quả (dơi Rousettus) sinh sống. Bệnh sẽ khởi phát đột ngột, sốt cao, đau đầu dữ dội, khó chịu.
Trong các trường hợp trước đây, tỷ lệ tử vong có thể dao động từ 24% đến 88%, tùy thuộc vào chủng virus và cách điều trị từng trường hợp cụ thể.
Các đợt bùng phát virus Marburg và các trường hợp lẻ tẻ đã được báo cáo ở Nam Phi, Angola, Kenya, Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên loại virus này xuất hiện ở Tây Phi.